CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính sách Tài khóa

  • Duyệt theo:
1 Tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại 6 quốc gia Đông Nam Á ASEAN-6 giai đoạn 2000-2022 / Tô Thị Hồng Gấm, Mai Bảo Ngọc, Phạm Trọng Đại // .- 2024 .- K1 - Số 257 - Tháng 02 .- Tr. 13-17 .- 330

Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến chi tiêu tiêu dùng của Chính phủ có tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế, trong khi các biến lạm pát, lực lượng lao động, độ mở thương mại có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế và biến doanh thu thuế không có ý nghĩa thống kê nên không thẻ kết luận tác động của doanh thu thế đến tăng trưởng kinh tế đối với nghiên cứu này.

2 Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam / Trương Phan Kiều Oanh // .- 2024 .- Số 06 - Tháng 3 .- Tr. 50-56 .- 332.12

Bài viết này phân tích những khó khăn và thuận lợi khi Fed điều chỉnh chính sách tiền tệ, qua đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

3 Chính sách tài khóa của Việt Nam : thực trạng 2023 và giải pháp cho 2024 / Đặng, Văn Thanh // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 40-46 .- 332.1

Bài viết trình bày sơ bộ thực trạng chính sách tài khóa của Việt Nam và đưa ra các gợi ý tăng cường hiệu quả của chính sách tài khóa năm 2024, nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững.

4 Chính sách tài khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024 / Vũ Sỹ Cường // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (818+819) - Tháng 02 .- Tr. 11 - 15 .- 332

Bài viết này, tác giả đánh giá khái quát về chính sách tài khóa những năm gần đây, phân tích những thách thức đặt ra cho năm 2024 và đề xuất, khuyến nghị một số chính sách.

5 Chính sách tài khóa năm 2023 góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô / Nguyễn Như Quỳnh // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 22-25 .- 332

Nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 được triển khai trong bối cảnh tình hình thế giới phát sinh nhiều biến động, diễn biến phức tạp, khó dự báo. Căng thẳng địa chính trị, tranh chấp giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, xung đột giữa Nga - Ukraine và Israel - Hamas diễn biến bất ngờ, lạm phát và giá nhiên liệu tăng cao khiến đà phục hồi của kinh tế thế giới chậm lại. Ở trong nước, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động về nhiều mặt, mặc dù kinh tế vĩ mô duy trì ổn định nhưng tăng trưởng kinh tế gặp nhiều khó khăn; thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản có nhiều biến động... Chính sách tài khóa đã có những điều chỉnh linh hoạt, chủ động nhằm ứng phó kịp thời với những biến động trong và ngoài nước.

6 Nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, góp phần phục hồi kinh tế / Đỗ Thị Bích Hồng // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (816+817) - Tháng 01 .- Tr. 45-47 .- 330

Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là hai công cụ quản lý kinh tế vĩ mô vô cùng quan trọng của bất cứ quốc gia nào. Xác định rõ tầm quan trọng của hai chính sách này, tại Việt Nam, việc phối hợp đồng bộ, linh hoạt giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa luôn được Đảng, Chính phủ và Quốc hội quan tâm.

7 Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công / Thúc đẩy, giải ngân, vốn đầu tư công // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (816+817) - Tháng 01 .- Tr. 52-54 .- 332

Là một bộ phận quan trọng của chính sách tài khóa, chi đầu tư công đóng vai trò quan trọng, góp phần tích cực đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2024, để đạt được mục tiêu tỷ lệ giải ngân đạt tối thiểu 95% kế hoạch, cần nhiều giải pháp quyết liệt từ tất cả các cấp, các ngành, các chủ đầu tư.

8 Tổng quan kinh tế vĩ mô năm 2023 và triển vọng năm 2024 / Đặng Ngọc Tú // .- 2023 .- Số 815 - Tháng 12 .- Tr. 5-8 .- 330

Tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam thấp hơn mục tiêu, chủ yếu do xuất khẩu hàng hóa giảm. Để hỗ trợ tăng trưởng, cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đều đã được nới lỏng. Tuy nhiên, lạm phát trong năm 2023 vẫn ổn định nhờ giá nhập khẩu giảm. Năm 2024, với xuất khẩu hàng hóa tăng trở lại, tăng trưởng GDP dự báo ở mức 6,1%, tăng so với năm 2023; Lạm phát dự báo ở mức 3,7%, tăng so với năm 2023 khi giá nhập khẩu tăng trở lại.

9 Điều hành chính sách tiền tệ và sự phối hợp với chính sách tài khóa ở Việt Nam / Hoàng Xuân Quế, Hoàng Việt Hùng, Lê Huy Hoàng // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 307 .- Tr. 2-10 .- 332.4

Ở Việt Nam, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã được duy trì và đảm bảo trong nhiều năm qua nhằm hướng tới một mục tiêu chung là ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Trong bối cảnh biến động đột ngột và bất thường của nền kinh tế trong nước và thế giới các năm 2020 – 2022, chính phủ Việt Nam cũng đã đạt được những thành công về điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, hiệu quả phối hợp hai chính sách này vẫn chưa cao, chưa xây dựng được cơ chế phối hợp rõ ràng, khiến cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát vẫn là thách thức đối với nền kinh tế trong dài hạn. Diễn biến của thị trường quốc tế thời gian tới rất khó dự báo chính xác đòi hỏi cần nhịp nhàng và linh hoạt việc điều hành chính sách tiền tệ trong sự phối hợp với chính sách tài khóa.

10 Đánh giá hiệu quả phối hợp chính sách tài khóa – chính sách tiền tệ trong đại dịch và xu hướng trong tương lai / Nguyễn Phương Linh // Chứng khoán Việt Nam .- 2022 .- Số 284 .- Tr. 42-46 .- 332.4

Bài viết đánh giá sự tương tác giữa chính sách tài khóa – chính sách tiền tệ trong đại dịch từ đó nêu ra các thách thức chính sách trung hạn do lạm phát tăng, mức nợ công cao ... và xây dựng các vùng đệm chính sách khi nền kinh tế trả lại trạng thái bình thường.