CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chính sách Tài khóa
11 Tổng quan kinh tế vĩ mô năm 2023 và triển vọng năm 2024 / Đặng Ngọc Tú // .- 2023 .- Số 815 - Tháng 12 .- Tr. 5-8 .- 330
Tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam thấp hơn mục tiêu, chủ yếu do xuất khẩu hàng hóa giảm. Để hỗ trợ tăng trưởng, cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đều đã được nới lỏng. Tuy nhiên, lạm phát trong năm 2023 vẫn ổn định nhờ giá nhập khẩu giảm. Năm 2024, với xuất khẩu hàng hóa tăng trở lại, tăng trưởng GDP dự báo ở mức 6,1%, tăng so với năm 2023; Lạm phát dự báo ở mức 3,7%, tăng so với năm 2023 khi giá nhập khẩu tăng trở lại.
12 Điều hành chính sách tiền tệ và sự phối hợp với chính sách tài khóa ở Việt Nam / Hoàng Xuân Quế, Hoàng Việt Hùng, Lê Huy Hoàng // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 307 .- Tr. 2-10 .- 332.4
Ở Việt Nam, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã được duy trì và đảm bảo trong nhiều năm qua nhằm hướng tới một mục tiêu chung là ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Trong bối cảnh biến động đột ngột và bất thường của nền kinh tế trong nước và thế giới các năm 2020 – 2022, chính phủ Việt Nam cũng đã đạt được những thành công về điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, hiệu quả phối hợp hai chính sách này vẫn chưa cao, chưa xây dựng được cơ chế phối hợp rõ ràng, khiến cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát vẫn là thách thức đối với nền kinh tế trong dài hạn. Diễn biến của thị trường quốc tế thời gian tới rất khó dự báo chính xác đòi hỏi cần nhịp nhàng và linh hoạt việc điều hành chính sách tiền tệ trong sự phối hợp với chính sách tài khóa.
13 Đánh giá hiệu quả phối hợp chính sách tài khóa – chính sách tiền tệ trong đại dịch và xu hướng trong tương lai / Nguyễn Phương Linh // Chứng khoán Việt Nam .- 2022 .- Số 284 .- Tr. 42-46 .- 332.4
Bài viết đánh giá sự tương tác giữa chính sách tài khóa – chính sách tiền tệ trong đại dịch từ đó nêu ra các thách thức chính sách trung hạn do lạm phát tăng, mức nợ công cao ... và xây dựng các vùng đệm chính sách khi nền kinh tế trả lại trạng thái bình thường.
14 Khả năng tiếp cận của doanh nghiệp đối với các gói hỗ trợ tài khóa trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và một số khuyên nghị / Phạm Mạnh Hùng // Ngân hàng .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 3-10 .- 332.12
Phân tích các gói hỗ trợ tài khóa đã được triển khai trong bối cảnh đại dịch Covid-19, trong đó tập trung cụ thể vào khả năng tiếp cận gói hỗ trợ của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số khuyến nghị chinh sách nhằm nâng cao hiệu quả của các cơ chế hỗ trợ tài khóa trong giai đoạn phục hồi kinh tế sắp tới.
15 Một số vấn đề và giải pháp về chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam / Nguyễn Hồng Hoàng Nam // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 607 .- Tr. 19 - 21 .- 330
Thời gian qua, nhiều công cụ chính sách khác nhau, trong đó có chính sách tài khóa, đã được sử dụng để từng bước hướng tới các mục tiêu về tăng trưởng bao trùm, hiện thực hóa chủ trương ""không ai bị bỏ lại phía sau"". Chính sách tài khóa được thực hiện chủ động hơn, đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ với các chính sách khác để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện các mục tiêu về tăng trưởng bao trùm.
16 Chính sách tài khóa năm 2022 hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội / Vũ Sỹ Cường // Tài chính .- 2022 .- Số 770+771 .- Tr. 10-14 .- 330
Bài viết đánh giá khái quát thực trạng quản lý, điều hành ngân sách nhà nước năm 2021 và gợi mở một số vấn đề liên quan đến chính sách tài khóa 2022 và trung hạn.
17 Linh hoạt chính sách tài khóa và tiền tệ, thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” / Phạm Chí Quang // .- 2022 .- Số 768+769 .- Tr. 37-40 .- 332.12
Năm 2021, Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép”: Vừa chống phòng, chống dịch bệnh, vừa đảm bảo phát triển kinh tế. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, linh hoạt trong quản lý, điều hành các chính sách tài chính-tiền tệ, ứng phó kịp thời với diễn biến bất lợi và các cú sốc thị trường, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
18 Phục hồi kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 – Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách kinh tế vĩ mô cho Việt Nam / Nguyễn Tiến Dũng, Lê Việt An // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 10 .- Tr. 5-25 .- 658
Đại dịch COVID-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, buộc các quốc gia phải nhanh chóng đưa ra những giải pháp cấp bách theo kiểu “vừa làm vừa sửa”. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu tiến hành phân tích và hệ thống hóa các chính sách tài khóa và tiền tệ đã và đang được triển khai tại 15 quốc gia có xếp hạng cao nhất về khả năng chống chịu các ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19, theo Ngân hàng đầu tư Châu Âu đánh giá. Cùng với đó, nghiên cứu cũng tiến hành phân tích thực trạng áp dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ của Việt Nam để làm căn cứ đưa ra các gợi ý chính sách cho Chính phủ Việt Nam. Cụ thể, về chính sách tài khóa, Chính phủ nên giải ngân chi tiêu công tập trung vào các dự án trọng điểm quốc gia, phát triển công nghệ và kinh tế xanh trong dài hạn; đồng thời cũng cần ưu tiên hỗ trợ tài chính cho các đối tượng, ngành nghề bị tổn thất nặng bởi đại dịch trong ngắn hạn. Về chính sách tiền tệ, trong ngắn hạn, Chính phủ có thể nới lỏng thêm các yêu cầu về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại, đẩy nhanh việc triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử và phát triển FinTech trong dài hạn.
19 Linh hoạt chính sách tài khóa và tiền tệ, thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” / Phạm Chí Quang // .- 2022 .- Số 768+769 .- Tr. 37-40 .- 332.1
Năm 2021, Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép”: Vừa chống phòng, chống dịch bệnh, vừa đảm bảo phát triển kinh tế. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, linh hoạt trong quản lý, điều hành các chính sách tài chính-tiền tệ, ứng phó kịp thời với diễn biến bất lợi và các cú sốc thị trường, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
20 Chính sách tài khóa nhằm đưa nền kinh tế vượt qua đại dịch COVID-19 / Hoàng Xuân Quế // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 295 .- Tr. 14-20 .- 332.1
Bài viết phân tích thực trạng áp dụng chính sách tài khóa tại Việt Nam với kinh nghiệm thực tiễn từ các nước trên thế giới trong năm 2020 và 2021 nhằm đối phó với đại dịch Covid-19. Việc điều hành chính sách tài khóa tại Việt Nam thời gian qua tương đối nhanh nhạy, góp phần tháo gỡ khó khăn của nền kinh tế, hỗ trợ cho nhiều hộ gia đình và cá nhân, kích cầu tiêu dùng và đầu tư, tạo đà tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, một số gói hỗ trợ còn chậm và nhiều vướng mắc. Do đó, để thúc đẩy hơn nữa hiệu quả của các gói hỗ trợ tài khóa trong thời gian tới, tác giả đã đưa ra một số giải pháp về điều hành chính sách tài khóa trong thời gian tới như hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc với các gói tài khóa và đầu tư công; tăng cường hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp; áp dụng công nghệ thông tin trong hỗ trợ đối với các cá nhân, hộ gia đình; cơ cấu lại nền kinh tế nhằm huy động và phân bổ nguồn lực hiệu quả.