CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bồi thường thiệt hại
1 Thoả thuận “bồi thường thiệt hại ước tính” trong pháp luật và thực tiễn xét xử ở Việt Nam và nước ngoài / Phạm Thị Cẩm Ngọc // Luật học .- 2023 .- Số 6(277) .- Tr. 70-81 .- 340
"Bồi thường thiệt hại ước tính” (Liquidated Damages) là thoả thuận buộc bên vi phạm có nghĩa vụ phải trả khoản tiền ấn định để bù đắp cho các thiệt hại do hành vi vi phạm. Mặc dù khái niệm này không còn xa lạ ở Việt Nam nhưng hiện nay chưa có quy định pháp luật trực tiếp điều chính và điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình đàm phán hợp đồng dân sự và bất cập trong giải quyết tranh chấp liên quan đến điều khoản thoả thuận này. Bài viết trình bày ba nội dung: 1) bởi thường thiệt hại ước tỉnh trong quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài và điều ước quốc tể; 2) thực tiễn áp dụng thoả thuận "bồi thường thiệt hại ước tính” trong các hợp đồng dân sự; 3) tỉnh pháp lí của thoả thuận "bồi thường thiệt hại ước tính” và hưởng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trên cơ sở so sánh pháp luật nước ngoài.
2 Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra / Bùi Ai Giôn // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 1+2 .- Tr. 43 – 46 .- 340
Bài viết phân tích thực tiễn giải quyết các tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này.
3 Bồi thường thiệt hại về môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 / Nguyễn Thị Ngọc Lan // .- 2022 .- Số 07(155) .- Tr. 62-75 .- 344.597 046
Bài viết tập trung phân tích, bình luận những điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 so với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại về môi trường, đồng thời cũng đưa một vài kiến nghị có liên quan.
4 Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người dân đối với thủ tục thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2021 / Đặng Thị Thúy Diễm // Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng .- 2022 .- Số 149 .- Tr. 2-7 .- 346.597
Trình bày mong muôn ý kiến của người dân thông qua cuộc khảo sát, biết được chất lượng dịch vụ mức độ hài lòng của người dân trên thành phố, đồng thời qua đó đề xuất giải pháp phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.
5 Thu hồi và bồi thường đất nông nghiệp ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật / Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Thị Hậu // Khoa học (Trường Đại học Quy nhơn) .- 2021 .- Tập 15, số 6 .- Tr. 6-17 .- 346.597 043
Bài báo đề cập đến hai vấn đề về cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và chi trả tiền bồi thường, thông qua việc phân tích quy định của pháp luật về đất đai và thực tiễn thi hành hiện nay. Từ đó bài báo đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về những vấn đề này, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước và nhân dân trong hoạt động thu hồi và bồi thường đất nông nghiệp ở Việt Nam.
6 Pháp luật về bồi thường thiệt hại về nhà ở, công trình xây dựng khi nhà nước thu hồi đất: kiến nghị và giải pháp / Nguyễn Thành Phương, Trần Thanh Khỏe, Nguyễn Phan Quốc Kiệt // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 601 .- Tr. 95 - 97 .- 341
Bài viết phân tích các vấn đề có liên quan đến cơ chế bồi thường tài sản như nhà ở, công trình xây dựng, cây trồng, vật nuôi...trong tiến trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Qua đó, nhóm tác giả chỉ ra những bất cập, thiếu sót trong quy định pháp luật và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế này trong tương lai.
7 Hiệu lực của thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính / Trương Nhật Quang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 5 (429) .- Tr. 18 - 30 .- 340
Thoả thuận bồi thường thiệt hại ước tính là một biện pháp được áp dụng trong thực tiễn các giao dịch thương mại nhằm xử lý các vi phạm theo hợp đồng và/hoặc để phân bố rủi ro theo ý định thương mại giữa các bên. Dù vậy,theo pháp luật Việt Nam, cũng như trong thực tiễn xét xử của tòa án, hiệu lực của thỏa thuận này chưa được công nhận một cách rõ ràng. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày thực tiễn về thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính trong một số loại hợp đồng thương mại, về các quy định của pháp luật và định hướng xét xử trong hai quyết định gần đây của Tòa án nhân dân tối cao. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị về cách tiếp cận đánh giá tính hiệu lực của thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính.