CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phương pháp dạy học đại học
1 Sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy môn Kế toán tài chính / Đinh Thị Lan // .- 2024 .- Số 249 - Tháng 6 .- Tr. 150-156 .- 657
Bài viết đề cập đến việc vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn KTTC nhằm tạo ra nhiều hứng thú trong học tập, đồng thời giúp sinh viên có điều kiện gắn những kiến thức lý thuyết vào thực tế, có ý thức tự nghiên cứu, có khả năng làm việc nhóm, khả năng thuyết trình.
2 Đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa / Phan Thị Dung, Bùi Thị Hương // .- 2021 .- Kì 1 tháng 12 .- Tr. 14-15 .- 370
Trình bày phát triển nguồn nhân lực là nhu cầu cấp thiết trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi phải trang bị cho người học vốn tri thức cơ bản, nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng đội ngũ khoa học công nghệ chuyên gia, kỹ sư, công nhân có tay nghề trình độ cao. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hiện đại, khắc phục những hạn chế bằng cách kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại. Sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cua sinh viên.
3 Về phương pháp dạy học đại học trong thời kì cách mạng công nghệp 4.0 tại Trường Đại học Duy Tân / Nguyễn Thị Thuận, Lương Thị Bích Ngân, Nguyễn Thị Kim Tiến // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2020 .- Số 3(40) .- Tr. 80-85 .- 371.1
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra từ đầu thế kỷ 21 là cách mạng dựa trên nền tảng công nghệ số, nhằm xây dựng thế giới siêu kết nối và tích hợp công nghệ thông minh. Đây là cuộc cách mạng tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực và khía cạnh trong đời sống xã hội, trong đó có giáo dục - đào tạo. Chính vì vậy, việc nhấn mạnh yêu cầu xã hội và bước đầu nhìn nhận đúng đắn về cách mạng số tại Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức của giảng viên và sinh viên về giáo dục thời đại mới là một yêu cầu cần thiết, đảm bảo quyền tiếp cận và trao đổi tri thức gắn liền với điều kiện xã hội, cũng như kết nối có hiệu quả mối quan hệ 3 bên: sinh viên - giảng viên - doanh nghiệp. Xây dựng một hệ sinh thái giáo dục linh hoạt, rộng mở trên nền tảng bài giảng của giảng viên, tất yếu dẫn đến cải cách phương pháp giảng dạy- cơ sở truyền đạt của giảng viên với sinh viên.