CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Dịch vụ--Ngân hàng
1 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ ngân hàng số của khách hàng cá nhân / Lưu Phước Vẹn, Đặng Hùng Vũ, Trịnh Thị Thúy Vy // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 12(621) .- Tr.18-25 .- 332.04
Nghiên cứu này nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ ngân hàng số của khách hàng cá nhân. Dữ liệu được thu từ khảo sát 152 khách hàng cá nhân. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như: Chuẩn chủ quan, thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi, nhận thức dễ sử dụng, nhận thức sự hữu ích, nhận thức rủi ro và hình ảnh ngân hàng có mối quan hệ với việc sử dụng dịch vụ ngân hàng số của khách hàng cá nhân. Có sự khác nhau về các yếu tố tác động đến việc sử dụng dịch vụ ngân hàng số của khách hàng cá nhân. Kết quả cho thấy, khách hàng đã sử dụng dịch vụ ngân hàng số thì sẽ sử dụng ở mức độ thường xuyên trở lên. Các dịch vụ được sử dụng nhiều nhất là quản lý thông tin cá nhân, chuyển khoản, đăng ký gói data 3G/4G...
2 Xu hướng hoạt động kinh doanh ngân hàng gắn với thế hệ gen Z / Lê Thị Anh Quyên // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 12(621) .- Tr.12-17 .- 332.04
Gen Z - thế hệ sinh ra từ giữa những năm 1990 đến giữa những năm 2010, đang trở thành phân khúc người tiêu dùng quan trọng trong ngành Ngân hàng. Thế hệ này đã lớn lên trong thời đại kỹ thuật số và yêu cầu tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ tài chính. Do đó, xu hướng ngân hàng liên quan đến Gen Z đang phát triển nhanh chóng. Các ngân hàng đang ngày càng cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng di động, chẳng hạn như ứng dụng di động và ví kỹ thuật số, nhằm đáp ứng nhu cầu về sự thuận tiện và linh hoạt của Gen Z. Để luôn phù hợp và cạnh tranh, các ngân hàng phải thích ứng với những xu hướng này và đưa ra các giải pháp sáng tạo phục vụ cho sở thích của Gen Z.
3 Dịch vụ ngân hàng số : quan điểm của khách hàng / Bùi Thị Hồng Nhung // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 637 .- Tr. 7-9 .- 332.04
Mục tiêu của bài viết là xác định các yếu tố ảnh hưởng của ngân hàng số đến sự hài lòng của khách hàng. Nghiên cứu này cũng xác định các yếu tố quyết định sự phát triển về mức độ tiếp cận, khả năng thích ứng, khả năng chi trả và hiệu quả sử dụng dịch vụ ngân hàng số. Nghiên cứu khuyến nghị rằng các ngân hàng cần đầu tư nhiều hơn vào các hệ thống mạnh mẽ, đáng tin cậy để giảm sự cố giao dịch không thành công và lỗi giao dịch trong ATM, Mobile banking và thiết bị đầu cuối POS, cần đưa ra một ứng dụng có thể được sử dụng để tăng cường dịch vụ ngân hàng số và cuối cùng cần thực hiện các cuộc khảo sát về sự hài lòng của khách hàng để xác định cách khách hàng thích ứng với công nghệ.
4 Khả năng chấp nhận công nghệ Blockchain của khách hàng trong các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam / Nguyễn Hữu Huân, Đào Thái Minh, Lê Thái Hòa, Huỳnh Thiện, Huỳnh Thạch Trúc, Phạm Cao Mỹ Tâm // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 34-52 .- 332.12
Bài viết được xây dựng theo hướng nghiên cứu định lượng dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), kết hợp với Google Biểu mẫu để thu thập dữ liệu nghiên cứu và sử dụng phần mềm SmartPLS 4 để phân tích các số liệu thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng hai yếu tố mạnh mẽ là Ảnh hưởng xã hội và Kinh nghiệm tác động tích cực lên Niềm tin của khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng dựa trên công nghệ Blockchain. Niềm tin là nhân tố chủ chốt thúc đẩy khả năng chấp nhận các dịch vụ ngân hàng ứng dụng Blockchain.
5 Ảnh hưởng của kiến thức và sự tự tin đến hành vi ra quyết định của khách hàng trong sử dụng dịch vụ tài chính / Nguyễn Hoài Nam // Ngân hàng .- 2023 .- Số 6 .- Tr. 54-58 .- 332.12
Bài viết làm rõ khái niệm kiến thức và sự tự tin của khách hàng; đồng thời, phân tích những ảnh hưởng về kiến thức của khách hàng đến quá trình ra quyết định. Bên cạnh đó, phân tích hiệu quả việc ra quyết định của khách hàng trong trường hợp họ quá tự tin hoặc thiếu tự tin. Bài viết cũng đưa ra các kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc nâng cao kiến thức tài chính của khách hàng nhằm khuyến nghị thúc đẩy hành vi sử dụng dịch vụ tài chính, nâng cao hiệu quả ra quyết định của khách hàng.
6 Cải tiến chất lượng dịch vụ Internet banking của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) : nghiên cứu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh / Hàng Nhật Quang // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 231 .- Tr. 64-73 .- 332.12
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ internet banking của Vietcombank tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu được thực hiện khảo sát với 146 khách hàng. Thông qua kiểm định độ tin cậy của các thang đo, phân tích sự tương quan, phân tích hồi quy và kiểm định ANOVA, nghiên cứu đã cho thấy có 5 nhân tố tác động trực tiếp và cùng chiều đến chất lượng dịch vụ internet banking gồm: mức độ tin cậy, mức độ đồng cảm, năng lực phục vụ, mức độ đáp ứng và phương tiện hữu hình. Nghiên cứu cũng đã đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ internet banking của Vietcombank tại thành phố Hồ Chí Minh.
7 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ngân hàng số Vietcombank / Nguyễn Minh Phương, Đinh Văn Thuấn // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 305 .- Tr. 38-50 .- 332.12
Trình bày những vấn đề lý luận liên quan đến ngân hàng số và hành vi sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng, đồng thời phân tích tình hình thực trạng phát triển VCB Digibank. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm: biến phụ thuộc là Quyết định sử dụng và 6 biến độc lập gồm: (1) Uy tín của ngân hàng, (2) Điều kiện thuận lợi, (3) Ảnh hưởng xã hội, (4) Tính hữu ích, (5) Tính dễ sử dụng, (6) Cảm nhận chi phí. Qua thực hiện khảo sát các đối tượng đã và đang sử dụng ngân hàng số VCB Digibank và thu về 276 phiếu kết quả hợp lệ (trong tổng 421 phiếu), nhóm tác giả thực hiện mã hóa dữ liệu và tiến hành xử lý, thực hiện phân tích qua phần mềm SPSS 20.0. Kết quả chứng minh rằng 3 trong 6 nhân tố độc lập được đề xuất có tác động đến hành vi quyết định sử dụng VCB Digibank với mức độ ảnh hưởng giảm dần, bao gồm: (i) Uy tín của ngân hàng; (ii) Điều kiện thuận lợi; (iii) Ảnh hưởng xã hội. Dựa trên kết quả đó, nhóm tác giả đề xuất giải pháp để góp phần thúc đẩy khách hàng ra quyết định sử dụng VCB Digibank thông qua việc tập trung nâng cao uy tín của ngân hàng, tăng cường và tận dụng tối đa mức độ ảnh hưởng của xã hội, tạo thêm nhiều tiện ích và điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng VCB Digibank.
8 Ứng dụng Fintech cho dịch vụ ngân hàng di động tác động tới kết quả tài chính ngân hàng / // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 21 .- Tr. 22-27 .- 332.04
Với bộ dữ liệu mảng của 22 ngân hàng thương mại trong nước giai đoạn 2015-2019, từ đó một số khuyến nghị chính được đưa ra đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển.
9 Tư duy nghịch lý và áp lực học tập thúc đẩy sự sáng tạo và kết quả công việc của nhân viên : nghiên cứu trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam / Võ Thành Đức, Trần Hà Minh Quân // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 40-53 .- 332.12
Sử dụng lý thuyết nghịch lý, nghiên cứu kiểm tra tác động của áp lực học tập, tư duy nghịch lý và sự tương tác của chúng lên sự sáng tạo của nhân viên, cuối cùng là thúc đẩy người nhân viên hoàn thành công việc được giao. Kết quả phân tích dựa trên khảo sát do 430 nhân viên làm việc trong lĩnh vực ngân hàng cho thấy sự sáng tạo của nhân viên đóng vai trò biến trung gian giữa áp lực học tập và kết quả công việc của nhân viên. Đồng thời, sự sáng tạo cũng đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa tư duy nghịch lý và kết quả công việc của nhân viên. Tuy nhiên, sự tương tác giữa áp lực học tập và tư duy nghịch lý lên sự sáng tạo của nhân viên không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này đã đóng góp cho lý thuyết về sự sáng tạo của nhân viên bằng cách tìm ra hai nhân tố tác động, đó là áp lực học tập và tư duy nghịch lý. Kết quả này cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm về giá trị dự báo của lý thuyết nghịch lý trong giải thích sự sáng tạo của nhân viên tại các thị trường mới nổi như Việt Nam.
10 Phát triển dịch vụ ngân hàng số nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam / Phan Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 584 .- Tr.4 - 6 .- 332.04
Phát triển dịch vụ ngân hàng số là xu thế tất yếu của thời đại nhằm đáp ứng yêu cầu mới của cuộc Cách Mạng công nghiệp lần thứ tư và được coi là một biện pháp nhằm hỗ tợ và đảm bảo tính liên tục, thông suốt cho hoạt động giao dịch, thúc đẩy kinh doanh giữa các chủ thể trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu do đại dịch Covid-19. Xuất phát từ thực tiễn trên, bài viết tiến hành đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng số nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số đề xuất kiến nghị. Bài viết gồm 3 phần: (i) khó khăn và thách thức trong phát triển dịch vụ ngân hàng; (ii) Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng số nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam; (iii) Kết luận, đề xuất, kiến nghị.