CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thị trường tài chính--Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam / Triệu Thị Thu Hằng // .- 2024 .- Số 248 - Tháng 5 .- Tr. 117-122 .- 658

Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường TPDN ở Việt Nam trong thời gian tới.

2 Rủi ro địa chính trị và thị trường tài chính Việt Nam / Ngô Thái Hưng, Nguyễn Thanh Hùng, Lê Thành Đặng, Nguyễn Thành Đức // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 37-52 .- 332.1

Nghiên cứu nhằm ước lượng chỉ số lan tỏa về giá và khảo sát sự tương quan của rủi ro địa chính trị (Geopolitical Risk – GPR) đối với thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn từ 2018–2023 với dữ liệu theo tháng, đặc biệt trong các sự kiện chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, đại dịch COVID-19 và xung đột quân sự Nga – Ukraine. Để làm được điều này, nhóm tác giả vận dụng phương pháp chỉ số lan tỏa giá của Diebold và Yilmaz (2012) và mô hình Cross-Quantilogram của Linton và Wang (2007). Kết quả cho thấy tổng chỉ số lan tỏa đạt 31,4%, nghĩa là tồn tại sự kết dính chặt chẽ giữa các chỉ số được nghiên cứu. Hơn nữa, tác động của GPR lên thị trường tài chính bao gồm tích cực và tiêu cực trong ngắn hạn và yếu dần ở trung hạn. Các kết quả đạt được có ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và chính sách.

3 Đo lường dòng chảy thông tin từ các thị trường tài chính đến thị trường chứng khoán : bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam bằng tiếp cận transfer entrop / Trương Thị Thùy Dương // .- 2024 .- K1 - Số 259 - Tháng 3 .- Tr. 17 - 21 .- 657

Nghiên cứu này kiểm chứng sự lan truyền thông tin từ giá vàng, giá dầu thô và lãi suất FED của Mỹ đến chỉ số VNIndex trong thời gian từ ngày 11 tháng 01 năm 2000 đến 8 tháng 12 năm 2023 bằng tiếp cận transfer entropy với độ trễ từ 1 đến 5 ngày. Kết quả thực nghiệm cung cấp bằng chứng về sự lan truyền thông tin mạnh nhất từ giá vàng trên thị trường Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam qua chỉ số VNIndex. Giá dầu và lãi suất FED cũng có tác động đến chỉ số VNIndex với các độ trễ một ngày với giá dầu, sau bốn ngày và năm ngày với lãi suất FED. Khi có cú sốc từ dịch Covid-19, chỉ số VNIndex chỉ chịu tác động từ lãi suất FED và không bị ảnh hưởng bởi thông tin từ thị trường vàng và dầu thô của Mỹ.

4 Lành mạnh hóa thị trường tài chính, khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế / Vũ Nhữ Thăng // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (818+819) - Tháng 02 .- Tr. 61 - 65 .- 332

Nhìn lại năm 2023, kinh tế - tài chính thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, biến động khó lường. Trong bối cảnh đó, bên cạnh những bước phát triển vượt bậc, nhiều kết quả đáng ghi nhận, thị trường tài chính Việt Nam cũng bộc lộ một số hạn chế và xuất hiện một số rủi ro. Với mục tiêu đảm bảo thị trường tài chính cung ứng vốn một cách an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở nhận diện một số “điểm nghẽn” trên thị trường tài chính, bài viết đưa ra một số khuyến nghị để lành mạnh hóa thị trường tài chính Việt Nam.

5 Tác động tràn của chính sách tiền tệ Mỹ đến thị trường tài chính Việt Nam / Phạm Thị Hoàng Anh, Lưu Minh Hằng, Hoàng Minh Ngọc, Đinh Thị Giang, Phùng Thị Nhâm, Trần Ngọc Bách // .- 2023 .- Số 22 - Tháng 11 .- Tr. 55-62 .- 332

Bài nghiên cứu tập trung phân tích tác động chính sách tiền tệ (CSTT) của Mỹ đối với thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 đến quý II/2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những thay đổi trong CSTT của Mỹ có tác động tràn và gây ra sự biến động tới thị trường tài chính Việt Nam bao gồm thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm hạn chế tác động tràn của sự biến động trong CSTT Mỹ đến thị trường tài chính Việt Nam.

6 Kinh nghiệm quốc tế về quản lí nhà nước đối với thị trường tài chính trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam / Phạm Tiến Đức // .- 2023 .- Số 15 .- Tr. 72-81 .- 332

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội theo những cách chưa từng có trước đây, theo cả bề rộng và chiều sâu, làm thay đổi căn bản hành vi của các cá nhân và cách vận hành của các doanh nghiệp, tổ chức. Quản lí nhà nước (QLNN) đối với thị trường tài chính cũng không nằm ngoài xu thế chịu tác động to lớn của CMCN 4.0. Thực tiễn quá trình hình thành các thị trường trên thế giới cho thấy, thị trường tài chính (TTTC) là một trong những yếu tố cấu thành không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc huy động tiết kiệm và phân bổ các nguồn vốn. Bài viết phân tích kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính của một số nước như Anh, Nhật Bản, EU, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính của Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0.

7 Triển vọng thị trường công nghệ tài chính ở Việt Nam / Phạm Thị Linh // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 47-49 .- 332

Bài viết đưa ra một bức tranh khái quát về thực trạng phát triển thị trường Fintech (Công nghệ tài chính) ở Việt Nam giai đoạn 2017-2022 ở các chỉ số như: số lượng khách hàng tham gia thị trường, số lượng các nhà cung cấp, số lượng và giá trị các giao dịch trên thị trường. Từ đó, bài viết đưa ra những đánh giá về những thành tựu và hạn chế của thị trường Fintech Việt Nam trong những năm vừa qua, đồng thời chỉ ra những triển vọng phát triển thị trường Fintech ở Việt Nam trong thời gian tới.

8 Ảnh hưởng của kinh tế thế giới đến thị trường tài chính Việt Nam năm 2023 / Phạm Thu Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 637 .- Tr. 34-36 .- 332

Trái với một thế giới phục hồi sau đại dịch COVID-19, năm 2022 tiếp sóng gió đối với nền kinh tế toàn cầu. Bước sang năm 2023, diễn biến phức tạp đi kèm với không ít nhân tố khó dự báo của nền kinh tế toàn cầu khiến nhiều tổ chức quốc tế phải hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới. Điều này đặt ra không ít vấn đề trước mắt và lâu dài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nền kinh tế trên thế giới, nhất là các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

9 Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội / PGS., TS. Tô Ngọc Hưng, TS. Lê Thị Phương // Ngân hàng .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 3-8 .- 332.1

Phát triển thị trường tài chính với cơ cấu hoàn chỉnh, được quản lí và hoạt động hiệu quả là định hướng lớn được Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra nhằm thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình thể chế hóa định hướng và chủ trương của Đảng đã tạo ra một nền tảng pháp lí ngày càng hoàn thiện cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển. Nhờ đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có những sự phát triển vượt bậc trong thời gian gần đây, về cả doanh nghiệp và khối lượng phát hành cũng như nhà đầu tư. Tuy nhiên, thị trường cũng bộc lộ những vấn đề về minh bạch thông tin, tuân thủ các quy định pháp luật của doanh nghiệp phát hành và các cam kết với nhà đầu tư. Đây là những vấn đề cần được khắc phục kịp thời để thị trường trái phiếu phát huy vai trò và chức năng của mình trong thị trường tài chính Việt Nam.

10 Thị trường tài chính Việt Nam và triển vọng năm 2023 / Vũ Nhữ Thăng // Tài chính .- 2023 .- Số 1+2 .- Tr.25-28 .- 332

Nội dung: Năm 2022, dịch covid-19 đã cơ bản được kiểm soát, kinh tế phục hồi và tăng trưởng tốt, hợp tác tài chính quốc tế của Việt Nam đã có bước chuyển mình, đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, thị trường tài chính Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế như: huy động thị trường tài chính chưa nhiều, cơ cấu vốn hóa, thanh khoản và huy động vốn mất cân đối, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, tích cực, nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn, thách thức.