Rủi ro địa chính trị và thị trường tài chính Việt Nam
Tác giả: Ngô Thái Hưng, Nguyễn Thanh Hùng, Lê Thành Đặng, Nguyễn Thành ĐứcTóm tắt:
Nghiên cứu nhằm ước lượng chỉ số lan tỏa về giá và khảo sát sự tương quan của rủi ro địa chính trị (Geopolitical Risk – GPR) đối với thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn từ 2018–2023 với dữ liệu theo tháng, đặc biệt trong các sự kiện chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, đại dịch COVID-19 và xung đột quân sự Nga – Ukraine. Để làm được điều này, nhóm tác giả vận dụng phương pháp chỉ số lan tỏa giá của Diebold và Yilmaz (2012) và mô hình Cross-Quantilogram của Linton và Wang (2007). Kết quả cho thấy tổng chỉ số lan tỏa đạt 31,4%, nghĩa là tồn tại sự kết dính chặt chẽ giữa các chỉ số được nghiên cứu. Hơn nữa, tác động của GPR lên thị trường tài chính bao gồm tích cực và tiêu cực trong ngắn hạn và yếu dần ở trung hạn. Các kết quả đạt được có ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và chính sách.
- Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam
- Đo lường dòng chảy thông tin từ các thị trường tài chính đến thị trường chứng khoán : bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam bằng tiếp cận transfer entrop
- Lành mạnh hóa thị trường tài chính, khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế
- Tác động tràn của chính sách tiền tệ Mỹ đến thị trường tài chính Việt Nam
- Kinh nghiệm quốc tế về quản lí nhà nước đối với thị trường tài chính trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam