CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phương ngữ
1 Tính di động của ngôn ngữ: góc nhìn từ ngôn ngữ học xã hội (nghiên cứu trường hợp một số biến thể phương ngữ trong tiếng Việt hiện nay) / Trần Thị Hồng Hạnh // .- 2024 .- Số 1 (399) .- Tr. 15-25 .- 400
Giới thiệu về tính di động ngôn ngữ và soi chiếu vào hiện tượng từ ngữ địa phương xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Bài viết này lựa chọn giới thiệu về “tính di động” và nêu ra một số thảo luận bước đầu về sự dịch chuyển của một số biến thể phương ngữ để góp phần làm rõ “tính di động”, một số khía cạnh “siêu đa dạng” của cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam trong vài thập niên trở lại đây.
2 Phương ngữ phụ tố trong tiếng Khơ Mú ở Việt Nam / Tạ Quang Tùng // .- 2023 .- Số 346 - Tháng 11A .- Tr. 120-128 .- 400
Tìm hiểu những đặc điểm phương thức phụ tố trong tiếng Khơ Mú ở Việt Nam, trên cơ sở tư liệu tiếng Khơ Mú ở hai tỉnh Sơn La và Nghệ An. Tiếng địa phương Khơ Mú Sơn La được sử dụng như nguồn tư liệu miêu tả chính. Tiếng Khơ Mú Nghệ An được sử dụng để đối sánh. Một số câu hỏi được đặt ra như những nhiệm vụ nghiên cứu và cần được trả lời.
3 Cấu trúc vi mô của từ điển phương ngữ Tiếng Việt / Hoàng Thị Nhung // .- 2023 .- Số 5 (391) .- .- 400
Trình bày một số vấn đề về cấu trúc vi mô của từ điển phương ngữ Tiếng Việt. Bài viết này tìm hiểu các thông tin đó và qua đó làm rõ một số đặc điểm trong cấu trúc vi mô của các từ điển phương ngữ tiếng Việt.
4 Nghiên cứu từ ngữ phương ngữ theo thuộc tính mở từ nhiều góc nhìn khác nhau / Hoàng Trọng Canh // .- 2023 .- Số 8 (394) .- Tr. 14-23 .- 400
Nghiên cứu từ ngữ phương ngữ theo thuộc tính mở từ nhiều góc nhìn khác nhau. Bài viết nêu lên một số phương diện của từ ngữ phương ngữ tiếng Việt đã được khảo sát theo hướng mở, chủ yếu là những trải nghiệm quan sát, nghiên cứu của bản thân.
5 Biến thể từ ngữ phương ngữ Nam trong tiếng Việt hiện nay / Nguyễn Thị Ly Na // .- 2023 .- Số 346 - Tháng 11A .- Tr. 31-36 .- 400
Miêu tả các đặc điểm của nhóm từ ngữ phương ngữ Nam có trong tiếng Việt toàn dân hiện nay và bước đầu chỉ ra con đường thâm nhập của nhóm từ này vào trong vốn từ tiếng Việt toàn dân hiện nay. Bài viết cũng chỉ ra nguyên nhân thâm nhập của quá trình thâm nhập từ vựng dưới góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội, tức là chỉ ra những nhân tố ngôn ngữ - xã hội tác động để nhóm từ vựng phương ngữ Nam thâm nhập, tồn tại và làm phong phú thêm cho tiếng Việt toàn dân hiện nay.
6 Trắc học phương ngữ và việc nghiên cứu phương ngữ học địa lý ở Việt Nam / Nguyễn Trần Quý, Đinh Lư Giang, Nguyễn Huỳnh Lâm // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 1(387) .- Tr. 39-51 .- 495.92281
Phân tích sơ lược quan điểm về cấu trúc danh ngữ của Nguyễn Tài Cấn và của Cao Xuận Hạo, từ đó làm rõ hơn những căn cứ để chứng minh rằng trong ngữ đoạn thường gọi là danh ngữ của tiếng Việt, thành phần biểu thị lượng hoàn toàn đủ tư cách đóng vai trò trung tâm về ngữ pháp.
7 Tương ững giữa nguyên âm đơn tiếng Nghệ Tĩnh với nguyên âm đôi phương ngữ Bắc (qua hai cuốn từ điển tiếng địa phương Nghệ Tĩnh) / Trịnh Cẩm Lan // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 2(388) .- Tr. 7-13 .- 495.1
Bài viết tái lập một vài tương ứng âm vị học thể hiện quá trình biến đổi ngữ âm lịch sử tiếng Việt còn được lưu giữ ở một số từ địa phương Nghệ Tĩnh. Nghiên cứu này sẽ góp một tiếng nói thúc đẩy những nghiên cứu ghi lại và lưu giữ những nét đặc biệt của các vùng phương ngữ cổ xưa trước khi chúng hoàn toàn biến mất trong cơn lốc đô thị hóa của cuộc sống đương đại.
8 Đặc điểm các đơn vị đầu mục của từ điển phương ngữ / Hoàng Thị Nhung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 12(306) .- Tr. 46-51 .- 400
Tìm hiểu đặc điểm của những đơn vị đầu mục từ trong từ điển phương ngữ thuộc một số vùng. Từ đó rút ra những điểm cần quan tâm, lưu ý khi thiết lập một bảng từ cho các từ điển phương ngữ thuộc loại này.