CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Nhà hàng
1 Bàn luận về thang đo tính hữu hiệu hệ thống kiểm soát nội bộ theo 17 nguyên tắc coso 2013 trong doanh nghiệp lĩnh vực nhà hàng khách sạn / Bùi Quang Hùng, Phạm Quang Huy // Kế toán & Kiểm toán .- 2023 .- Số 236 .- Tr. 22 - 26 .- 657
Sự hữu hiệu trong hệ thống kiểm soát nội bộ là một trong những kết quả quan trọng mà bất kỳ một doanh nghiệp hay đơn vị công nào cũng mong có được. Hệ thống hoàn hảo sẽ giúp tổ chức có thể đạt được những kế hoạch, mục tiêu đề ra. Hệ thống này được cấu thành từ năm thành phần khác nhau theo hướng dẫn của COSO theo 17 nguyên tắc chi tiết khác nhau. Để xác định được mức ảnh hưởng đến sự hữu hiệu này thì nhà quản lý phải có trong tay cơ sở khoa học chính là cách thức đo lường các thành phần đó. Đối với nhiều lĩnh vực thì thang đo này đã được tìm hiểu và công bố, tuy nhiên doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng thì vẫn còn khiêm tốn. Bằng phương pháp tổng hợp các công trình nghiên cứu, bài viết giới thiệu khung lý luận về COSO với 17 nguyên tắc chi tiết và thang đo của từng thành phần để các nhà khoa học có thể sử dụng trong những nghiên cứu ở tương lai về chủ đề hệ thống kiểm soát nội bộ.
2 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn nhà hàng của thực khách: nghiên cứu ứng dụng mô hình PLS-SEM / Nguyễn Thị Loan, Mai Anh Vũ, Hà Đình Hùng // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 310 .- Tr. 84-93 .- 658
Nghiên cứu tập trung phân tích nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn nhà hàng của thực khách trên cơ sở kế thừa và phát triển các thang đo nghiên cứu phù hợp với tình hình và bối cảnh hiện tại. Mẫu nghiên cứu gồm 183 phản hồi của thực khách đã trải nghiệm nhà hàng trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đủ điều kiện đưa vào phân tích bằng phần mềm thống kê Smart PLS 4.0 và mô hình cấu trúc PLS - SEM. Kết quả cho thấy, chất lượng đồ ăn, chất lượng dịch vụ, giá cả và vị trí nhà hàng là các nhân tố có mức độ tác động mạnh nhất đến ý định lựa chọn nhà hàng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả khuyến nghị một số giải pháp giúp các nhà hàng có định hướng phù hợp đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng và phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.
3 Sự khiếm nhã của khách hàng trong lĩnh vực nhà hàng - khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh : phân tích các tiền tố và kết quả / Ngô Quang Huân, Nguyễn Viết Bằng, Nguyễn Mỹ Phúc // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 9 .- Tr. 5-21 .- 658
Cùng với sự phát triển ngày một lớn mạnh của thị trường nhà hàng, khách sạn tại Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng, các nhân viên tuyến đầu không những phải nỗ lực trong việc làm hài lòng khách hàng mà còn phải thường xuyên cố gắng kìm chế cảm xúc khi đối diện với các khách hàng thô lỗ, thiếu lịch sự. Dựa trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trước đây trên thế giới về sự khiếm nhã của khách hàng, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình các tiến tố và kết quả của hiện tượng này trong một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát 477 nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cũng như đang làm việc trong các nhà hàng và khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Hành vi khiếm nhã của khách hàng chịu tác động bởi: Định hướng dịch vụ, đào tạo/ kiến thức, và sự khiếm nhã của nhân viên; (2) hành vi khiếm nhã của khách hàng tác động đến sự kiệt quệ về mặt cảm xúc và năng lực thỏa mãn khách hàng; (3) sự kiệt quệ về mặt cảm xúc có tác động ngược chiều đến hiệu suất dịch vụ và năng lực thoả mãn khách hàng.