CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Vụ án dân sự
1 Quyền tự định đoạt của đương sự trong thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự / Nguyễn Như Hiển // Nghề luật .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 34-40 .- 340
Quyền tự định đoạt của đương sự là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS). Trong thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự, đương sự có quyền chấm dứt yêu cầu khởi kiện/yêu cầu phản tố/yêu cầu độc lập; thay đổi, bổ sung kháng cáo và thỏa thuận giải quyết vụ án. Bài viết phân tích, bình luận về thực trạng pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về quyền tự định đoạt của đương sự trong thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự, chỉ ra các hạn chế, vướng mắc trong các quy định này và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật.
2 Một số vướng mắc về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự khi hòa giải vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân và kiến nghị / Bùi Thị Huyền, Hà Hữu Dụng // Nghề luật .- 2025 .- Số 5 .- Tr. 16-20 .- 340
Hòa giải trong tố tụng dân sự là hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành theo pháp luật tố tụng dân sự (TTDS) nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận, thương lượng với nhau về giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là các bên tranh chấp thông qua vai trò trung gian của Tòa án. Tuy vậy, thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật TTDS về hòa giải vẫn còn một số vướng mắc, bất cập; một số quy định chưa thực sự rõ ràng dẫn tới có nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả đưa ra một số vướng mắc và đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hòa giải trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
3 Thực tiễn xét xử các vụ án dân sự liên quan đến giao dịch về bất động sản tại Việt Nam / Nguyễn Hải An // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 11(483) .- Tr. 42-48 .- 340
Hướng đến đảm bảo an toàn pháp lý trong giao dịch bất động sản mà pháp luật buộc phải công chứng, chứng thực, tác giả của bài viết này nêu thực tiễn xét xử các vụ án dân sự liên quan đến giao dịch bất động sản mang tính phổ biến như: Giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản vô hiệu do giả tạo hoặc giả mạo, giao dịch liên quan đến tài sản chung là bất động sản của vợ chồng do một bên vợ chồng thực hiện và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các đương sự khi văn bản công chứng bất động sản vô hiệu. Trong đó, tác giả tập trung phân tích quy định của pháp luật hiện hành về mỗi nội dung cần đề cập, minh họa vụ án cụ thể về quá trình giải quyết tranh chấp của các cấp tòa án; chỉ ra những tồn tại, bất cập và đưa ra quan điểm nhằm góp phần để mọi giao dịch liên quan đến bất động sản tại Việt Nam minh bạch và an toàn.
4 Áp dụng tập quán kết hợp với quy định của pháp luật trong thực tiễn công tác xét xử các vụ án dân sự / Tô Hồng Dung // Khoa học pháp lý .- 2022 .- Số 01 (149) .- Tr.38 - 53 .- 340
Thực tiễn công tác xét xử các vụ án dân sự không ít các trường hợp có liên quan đến áp dụng tập quán. Pháp luật đã ghi nhận cho phép Tòa án áp dụng tập quán trong giải quyết tranh chấp các vụ án dân sự. Tòa án luôn có ý thức tìm hiểu tập quán để xem xét ảnh hưởng của tập quán đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Cùng một quan hệ pháp luật dân sự, vừa có tập quán điều chỉnh, vừa có quy định của pháp luật điều chỉnh thì về nguyên tắc sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật để xét xử, đồng thời, tập quán được xem xét kết hợp áp dụng phải phù hợp với quy định của pháp luật. Bài viết tập trung nghiên cứu việc áp dụng tập quán kết hợp với quy định của pháp luật khi Tòa án xét xử các vụ án dân sự vừa có tập quán, vừa có quy định của pháp luật để áp dụng.
5 Áp dụng tập quán có nội dung điều chỉnh mâu thuẫn với quy định của pháp luật trong thực tiễn công tác xét xử các vụ án dân sự / Nguyễn Hải An // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2020 .- Số 6(136) .- Tr.20 – 32 .- 340
Tòa án chỉ áp dụng tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Hiện nay, tập quán không phù hợp hoặc mâu thuẫn với quy định của pháp luật vẫn tồn tại và đang điều chỉnh những quan hệ xã hội trong việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Khi giải quyết tranh chấp, Tòa án đã thừa nhận sự tồn tại của những tập quán đó và tham khảo áp dụng, coi tập quán mâu thuẫn với quy định của pháp luật như một nguồn chứng cứ để từ đó đánh giá được bản chất của vụ án. Bài viết tập trung nghiên cứu những tập quán có nội dung điều chỉnh mâu thuẫn với quy định của pháp luật mà Tòa án tham khảo áp dụng.
6 Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự và vướng mắc cần tháo gỡ / Dương Tấn Thanh // Luật sư Việt Nam .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 36 – 38 .- 340
Tác giả đề cập đến những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thực tiễn áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết các vụ án dân sự. Với các vấn đề như: Về đương sự có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Về việc yêu cầu đương sự sửa đơn yêu cầu và nộp chứng cứ cho Tòa án; Về xác định giá trị tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Về dự kiến và tạm tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra.
7 Kỹ năng áp dụng biện pháp xem xét, thẩm định tại chỗ của thẩm phán trong xây dựng hồ sơ vụ án dân sự / Nguyễn Thị Hạnh, Hà Hữu Dụng // Nghề luật .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 3 – 6 .- 340
Khoản 2 Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định các biện pháp thẩm phán có quyền áp dụng trong giải quyết vụ ám dân sự, trong đó có biện pháp xem xét thẩm định tại chỗ được quy định cụ thể tại Điều 101 BLTTDS. Khi thực hiện kỹ năng áp dụng biện pháp xem xét, thẩm định tại chỗ thẩm phán phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định mới đảm bảo tính khách quan, hợp pháp của chứng cứ trong giải quyết vụ án dân sự.