CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ẩn dụ ý niệm

  • Duyệt theo:
1 Ẩn dụ “lửa” trong các diễn ngôn về dịch bệnh covid-19 / Nguyễn Thị Bích Hạnh // .- 2024 .- Số 353 - Tháng 5 .- Tr. 5-15 .- 400

Nghiên cứu sự xuất hiện của ẩn dụ có miền nguồn “Lửa” trong các bài viết về dịch bệnh Covid-19 trên báo điện tử trực tuyến tiếng Việt. Bài viết đã chỉ ra kiểu tư duy đặc thù trong cấu trúc ý niệm về dịch bệnh Covid-19 và góp phần làm sáng tỏ cách truyền thông Việt Nam tư duy về đại dịch, đối phó với đại dịch Covid-19 như 1 thảm họa toàn cầu.

2 Bàn về ẩn dụ ý niệm “đất nước” trong diễn ngôn chính trị / Nguyễn Thị Lan Phương // .- 2024 .- Số 351 - Tháng 3 .- Tr. 16-23 .- 400

Tìm hiểu ẩn dụ ý niệm với miền đích Đất nước trong các diễn ngôn chính trị cùng sự lí giải cơ chế hình thành nên ẩn dụ ý niệm này. Diễn ngôn chính trị là một loại hình giao tiếp đặc điểm bởi mục đích của diễn ngôn không chỉ dùng lại ở việc truyền tải thông tin mà còn kích thích hành động.

3 Ẩn dụ ý niệm “tình yêu là căn bệnh” trong chinh phụ ngâm khúc / Trần Văn Nam // .- 2024 .- Số 352 - Tháng 4 .- Tr. 137-143 .- 800.01

Phân tích và làm rõ sự biến đổi tâm trạng của người phụ nữ có chồng ra trận từ lúc tiễn chồng cho đến những tháng ngày cách xa đằng đẵng cùng với ước mơ sum họp được thể hiện qua ẩn dụ ý niệm “tình yêu là căn bệnh” trong “chinh phụ ngâm khúc”. Đồng thời qua đó người đọc cũng thấy được tư duy sang tạo độc đáo của người viết trong sang tác.

4 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận / Phạm Thị Hương Quỳnh // .- 2023 .- Số 348 - Tháng 12 .- Tr. 94-97 .- 400

Tập trung phân tích làm rõ các khái niệm quan trọng như ngôn ngữ, văn hóa, ngôn ngữ học tri nhận, chỉ ra mối quan hệ hai chiều giữa ngôn ngữ và văn hóa trong đó con người luôn ở vị trí trung tâm qua một số ví dụ trong ca dao.

5 Ản dụ ý niệm về đôi bàn tay trong thơ của một số nhà thơ nữ Việt Nam / Phạm Thị Hương Quỳnh // .- 2023 .- Số 11 (397) .- Tr. 47-58 .- 400

Phân tích, tìm và nhận diện các ẩn dụ ngôn từ thông qua những thao tác cơ bản như sau: Đọc toàn bộ văn bản và phát hiện các câu thơ được coi là các biểu thức ngôn từ mang tính ẩn dụ; Xác định các dụ dẫn ẩn dụ ý niệm; Tìm hiểu thuộc tính nào được biểu đạt ở dụ dẫn ẩn dụ và cơ chế chiếu xạ của nó đến miền đích là gì, nó làm rõ cho miền đích ở đặc điểm nào.

6 Ẩn dụ cấu trúc về tình yêu trong thơ đương đại Việt Nam / Nguyễn Phương Duyên, Tăng Thị Tuyết Mai // .- 2023 .- Số 12 (398) .- Tr. 27-41 .- 400

Vận dụng lí thuyết ẩn dụ ý niệm dể tìm hiểu và lý giải cơ chế hình thành các ẩn dụ cấu trúc về tình yêu trong các tác phẩm của một số nhà thơ đương đại Việt Nam. Qua việc phân tích, lí giải các mô hình ánh xạ giữa các miền nguồn và miền đích tình yêu trong ẩn dụ cấu trúc, bài viết cho thấy sự đa dạng và sáng tạo trong cách thức tri nhận ý niệm trừu tượng tình yêu, góp phần làm rõ tư tưởng, thông điệp nghệ thuật của tác giả thơ đương đại. Bài viết có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về những ẩn dụ tri nhận khác trong thơ đương đại Việt Nam, góp phần phát triển và nâng cao sự hiểu biết về ngôn ngữ học và văn học.

7 Đại ẩn dụ và cấu trúc vĩ mô của tác phẩm: Nghiên cứu trường hợp ẩn dụ ý niệm về đạo đức trong hai tiểu thuyết Anh / Phạm Thái Ngọc Bảo // .- 2023 .- Số 12 (398) .- Tr. 42-54 .- 400

Phân tích các đại ẩn dụ về đạo đức xuất hiện phổ biến trong hai tiểu thuyết Anh, từ đó chỉ ra tính liên kết giữa các Ẩn dụ ngôn ngữ trong tác phẩm, đồng thời thông qua đại ẩn dụ để làm rõ cấu trúc vĩ mô của các tác phẩm.

8 Ẩn dụ ý niệm “thị trường là cơ thể người” (Trên báo “công thương”, tạp chí “doanh nghiệp và tiếp thị”) / Phạm Thùy Giang // .- 2024 .- Số 349 - Tháng 1 .- Tr. 29-34 .- 400

Khai thác việc tri nhận ý niệm “Thị trường” thông qua ý niệm “Cơ thể người” trên hai tờ báo điện tử của Việt Nam nhằm xác định cơ chế ánh xạ, các dụ dẫn, số lượng dụ dẫn cũng như các ý nghĩa ẩn chứa sau ẩn dụ ý niệm “thị trường là cơ thể con người”. Qua việc phân tích 5 ẩn dụ bậc dưới, “thị trường” hiện ra sống động với đủ cung bậc cảm xúc đa dạng các hoạt động như con người.

9 Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc “cái chết là sự thất bại trong cuộc chiến đấu” trên tư liệu báo Dantri.com.vn và Cancerresearchuk.org / Phạm Thị Xuân Hà // .- 2023 .- Số 344 - Tháng 9 .- Tr. 57-63 .- 400

Thông qua việc phân tích tư liệu hai ngôn ngữ, kết quả của nghiên cứu này nhằm chỉ ra cơ chế tri nhận về “cái chết” ở ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh thông qua lối tư duy về “sự thất bại trong cuộc chiến”; đối chiếu một số nét tương đồng và khác biệt giữa cách tri nhận của người Việt và người Anh về “cái chết” thông qua ẩn dụ ý niệm này để từ đó đưa ra hàm ý về nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ có tính đến yếu tố văn hóa.

10 Đối chiếu ẩn dụ ý niệm “người đàn ông là lửa” trong văn học Việt Nam và Mỹ thế kỷ XX / Trần Thị Bích Lan // .- 2023 .- Số 343 - Tháng 8 .- Tr. 110-116 .- 400

Phân tích, đối chiếu ẩn dụ ý niệm người đàn ông là lửa trong các tác phẩm văn học Việt Nam và Mỹ thế kỉ XX nhằm tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng ẩn dụ ý niệm này trong hai ngôn ngữ. Từ đó làm sáng tỏ đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa và tư duy dân tộc của hai cộng đồng trong cách tri nhận về phạm trù này.