CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chuyển đổi số

  • Duyệt theo:
91 Chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa: kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam / Trần Đình Nuôi, Trần Thị Việt Hà // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 63-65 .- 658

Chuyển đổi số không chỉ là xu thế phát triển tất yếu hiện nay mà còn đang trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay để tồn tại, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19. Hiện nay, các quốc gia có mức độ chuyển độ số mạnh đều ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của các quốc gia để rút ra những bài học nhằm thúc đẩy chuyển đổi số các SMEs hiệu quả trong tương lai, rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và các nước đi trước.

92 Quản lý thuế trong bối cảnh chuyển đổi số tại CHDCND Lào / Vilakone Tommany // .- 2023 .- Số 809 .- Tr. 96 - 98 .- 658

Quản lý thuế là một lĩnh vực hàng đầu trong quản lý tài chính nhà nước, tác động trực tiếp đến thu ngân sách qua thuế nội địa và xuất, nhập khẩu. Chuyển đổi số trong quản lý thuế không chỉ giảm công việc xử lý dữ liệu, nhân lực và chi phí hành chính, mà còn tối ưu hóa hiệu suất quản lý thuế và đảm bảo nghĩa vụ thuế kịp thời, chính xác, thích ứng với thời gian thực. Bài viết đánh giá tình hình quản lý thuế dưới tác động của chuyển đổi số tại CHDCND Lào, từ đó, đề xuất khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và bền vững của công tác quản lý thuế.

93 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng chuyển đổi số ở các quốc gia Châu Á và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Xuân Bắc // .- 2023 .- K1 - Số 249 - Tháng 10 .- Tr. 88 - 92 .- 657

Bài viết đã đánh giá tác động của chuẩn mực kế toán quốc tế đến kế toán tài sản cố định ở Việt Nam trong xu thế hội tụ, từ đó đề xuất một số phương hướng hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán ở Việt Nam trong tương lai.

94 Tăng cường quản trị nhân lực ngành logistics để đáp ứng yêu cầu hội nhập, chuyển đổi số / Lã Thị Quỳnh Mai, Bùi Quỳnh Trang // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 163-166 .- 658.3

Quản trị nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ. Để đáp ứng được những thách thức và cơ hội mới, ngành logistics Việt Nam cần tăng cường quản trị nhân lực theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và linh hoạt. Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị nhân lực ngành logistics của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và chuyển đổi số.

95 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa / Nguyễn Minh Phúc, Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Ngọc Mai, Đỗ Hoàng Phương Nhi, Nguyễn Ngọc Vân Hà, Nguyễn Khánh Linh // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 93-95 .- 658

Chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó giúp nhóm doanh nghiệp phát triển và đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước. Bài viết này kết hợp mô hình mức độ phù hợp – khả năng duy trì, học thuyết thể chế và quan điểm về nguồn lực để xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là khung phân tích tiền đề để cộng đồng học thuật và doanh nghiệp áp dụng, phát triển thêm.

96 Xác định lộ trình chuyển đổi số lĩnh vực kế toán ở Việt Nam / Lê Hoàng Phúc // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 123-126 .- 657

Những ảnh hưởng của chuyển đổi số đối với lĩnh vực kế toán, ở những góc nhìn khác nhau, là khá đa dạng. Bối cảnh, thực trạng và yêu cầu của quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán ở Việt Nam hiện nay vừa tạo ra những cơ hội lớn, vừa đặt quá trình này trước những khó khăn phải từng bước vượt qua. Lộ trình, cùng với những nội dung công việc chủ yếu cho từng chủ thể được đề cập trong bài viết góp phần định hướng quá trình chuyển đổi số trong kế toán ở Việt Nam.

97 Phát triển nguồn nhân lực công vụ cho chuyển đổi số ở Việt Nam : thực tiễn trường hợp tỉnh Bình Dương và những vấn đề cần thảo luận / Trần Thanh Hồng Lan // .- 2023 .- Số 643 - Tháng 9 .- Tr. 22 - 24 .- 658

Kỹ năng và năng lực số của đội ngũ công chức viên chức (CCVC) đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công chiến lược chuyển đổi số (CĐS) của Chính phủ Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Bài viết trình bày bối cảnh của Việt Nam với trường hợp tỉnh Bình Dương trong giai đoạn đầu thực hiện CĐS cho thấy những triển vọng và thách thức. Đồng thời đề xuất các phương pháp giáo dục và đào tạo phù hợp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (NNL) hiện có cho các mục tiêu CĐS hiện nay.

98 Quản lý thuế đối với hoạt động kinh tế phi chính thức tại Việt Nam trong điều kiện chuyển đổi số hiện nay / Phạm Vũ Thanh Hà // .- 2023 .- K1 - Số 247 - Tháng 09 .- Tr. 11-16 .- 658

Bài viết tập trung trình bày tổng quan về khu vực kinh tế phi chính thức, phân biệt hoạt động kinh tế phi chính thức với hoạt động kinh tế chưa quan sát được; từ đó làm rõ thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động kinh tế phi chính thức tại Việt Nam và đưa ra mốt số khuyến nghị về chính sách quản lý thuế đối với khu vực này trong điều kiện chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay.

99 Cơ hội và thách thức đối với nghề kế toán trong chuyển đổi số / Phan Thị Thanh Tâm // .- 2023 .- Số 809 .- Tr. 86 - 88 .- 332

Chuyển đổi số đã và đang diễn ra đã kéo theo nghề kế toán cũng có những thay đổi. Vận dụng phần mềm kết hợp với công nghệ hiện đại, hệ thống chứng từ kế toán sẽ được tập hợp lên các báo cáo nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian, giảm nhân lực trong các bộ phận. Đây là cơ hội và cũng là thách thức đối với nguồn nhân lực kế toán. Bài viết phân tích những cơ hội và thách thức đặt ra đối với nghề kế toán trong thời đại chuyển đổi số.

100 Bộ tài chính đẩy mạnh chỉ đạo điều hành trên môi trường số / Nguyễn Trung Hiếu // .- 2023 .- Số 809 .- Tr. 5 - 7 .- 332

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số đã và đang tác động tích cực lên mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội cả trên thế giới và Việt Nam, đã làm thay đổi một cách tổng thể và toàn diện cách sống, cách làm việc trên môi trường số của các cá nhân, tổ chức. Việc áp dụng các thành quả của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là xu thế tất yếu và bắt buộc để bắt kịp với tốc độ phát triển công nghệ và sự thay đổi của thế giới.