CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Cách mạng Công nghiệp

  • Duyệt theo:
1 Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với lợi ích kinh tế của người lao động trong các công ty dệt may ở Việt Nam / Nguyễn Như Quảng // .- 2024 .- K2 - Số 266 - Tháng 6 .- Tr. 67-71 .- 330

Bài viết này tập trung phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với lợi ích kinh tế của người lao động trong các công ty dệt may dưới hình thức chủ yếu là thu nhập và việc làm.

2 Phát triển kinh tế số ở Trung Quốc và đề xuất cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 121-123 .- 330

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các nền kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế số và khả năng gia tăng thu nhập, phát triển kinh tế trong dài hạn gắn liền với trách nhiệm xã hội, sản xuất xanh và phát triển bền vững. Xuất phát từ quốc gia có mức độ phát triển thấp, Việt Nam đã từng bước phát triển kinh tế và đạt được thành tựu quan trọng. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, khi gia tăng đóng góp của kinh tế số có khả năng gia tăng thành tựu trong phát triển kinh tế trong dài hạn.

3 Chiến lược robot mới của Nhật Bản / Phạm Thu Thủy // .- 2023 .- Số 646 .- Tr. 10-12 .- 629.8 923

Chiến lược robot mới được Chính phủ Nhật Bản đưa ra năm 2015 với tư cách là công cụ hiện thực “cuộc cách mạng công nghiệp do robot thúc đẩy” đã được đề cập trước đó trong “Chiến lược hồi sinh Bản” năm 2014. Mục tiêu chiến lược robot mới hướng đến là đưa Nhật Bản trở thành quốc gia hàng sáng tạo và ứng dụng robot. Bài viết phân tích khái quát bối cảnh hình thành chiến lược này, đồng ra những đánh giá về quá trình triển khai chiến lược trong thời gian vừa qua

4 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển ngân hàng số / Huỳnh Thị Thanh Trúc // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 100-102 .- 332.04

Bài viết giúp hệ thống hóa các kinh nghiệm quốc tế về phát triển ngân hàng số trong bối cảnh sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để thấy được những lợi ích mang lại từ việc phát triển ngân hàng số. Từ thực tiễn kinh nghiệm của một số nước, bài viết chỉ ra rằng, phát triển ngân hàng số là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế quốc gia trong dài hạn.

5 Phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ đáp ứng yêu cầu mới / Nguyễn Thị Mai Phương // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 174-176 .- 658.3

Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế cùng những tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ để Việt Nam có thể tăng lợi thế cạnh tranh và tận dụng những cơ hội mà cuộc cách mạng này mang lại. Vì thế, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Việt Nam luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học - công nghệ cùng nhiều giải pháp thực hiện ngày càng đồng bộ, toàn diện, từng bước đưa đất nước phát triển bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng.

6 Những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế số Việt Nam / Carolyn Turk // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 8(761) .- Tr. 4-6 .- 330

Trình bày những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế số Việt Nam. Chuyển đổi số cũng được coi là một trong những chủ đề quan trọng, góp phần đáng kể vào nguyện vọng nâng cao năng suất và đa dạng hóa trong nền kinh tế, bao gồm chuyển đổi từ các lĩnh vực sản xuất, chế tạo, chế biến sang các lĩnh vực dịch vụ, đồng thời nâng cao hiệu suất và năng suất trong các lĩnh vực truyền thống như nông nghiệp. Kinh tế số là một trong những động lực thúc đẩy và giúp doanh nghiệp chèo lái qua những thời điểm khó khăn, đặc biệt là khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế số cần chú ý một số yếu tố quan trọng và vấn đề đặt ra: hạ tầng số, doanh nghiệp số, nền tảng số công cộng, kỹ năng số, dịch vụ tài chính số, môi trường đảm bảo tin cậy, chuyển đổi số bao trùm.

7 Cuộc cách mạng trong tự động hóa: Robot thông minh từ igus với giá 198 triệu đồng / Thanh Nga // .- 2022 .- Số 253+254 .- Tr. 72-73 .- 629.8 923

Igus đang thúc đẩy sự phát triển của các dự án tự động hóa có chi phí thấp với hộp số cobot bằng nhựa đầu tiên trên thế giới và hệ sinh thái công nghệ bằng cách cung cấp Robot dịch vụ Rebel thông minh.

8 Phát triển quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư / Nguyễn Hoài Thương // .- 2021 .- Kì 1 tháng 10 .- Tr. 5-6 .- 335.41

Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo ra bước nhảy vọt trong đời sống xã hội. Lực lượng sản xuất và sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất nhằm tạo ra một sức sản xuất vật chất nhất định. Trong giai đoạn hiện nay để tiếp tục vận dụng quan điểm của Mac cần mở rộng nội hàm trong lĩnh vực sản xuất phạm vi toàn thế giới.

9 Sự phát triển của khoa học kinh tế trong các cuộc cách mạng công nghiệp / Trương Hồng Trình // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 596 .- Tr. 78 - 80 .- 330

Bài viết nghiên cứu sự phát triển của khoa học kinh tế gắn liền với bối cảnh các cuộc cách mạng công nghiệp. Nghiên cứu chỉ ra rằng các cuộc cách mạng công nghiệp là nền tảng để các nhà kinh tế phát triển các học thuyết kinh tế, vận dụng các nguyên lý kinh tế trong hoạch định chính sách và điều hành nền kinh tế. Bên cạnh các cuộc công nghiệp, các cuộc khủng hoảng kinh tế là cơ sở để các nhà nghiên cứu xem xét lại sự phù hợp của các học thuyết kinh tế đối với nền kinh tế xã hội, nhận diện những thách thức và hướng nghiên cứu mới trong khoa học kinh tế.

10 Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới dịch vụ công / Đậu Công Hiệp // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 14 (437) .- Tr.10 - 17 .- 340

Tác giả phân tích tác động của hai thành tựu lớn mà Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại – Dữ liệu lớn và Trí tuệ nhân tạo tới dịch vụ công, chỉ ra những triển vọng cũng như thách thức mà Nhà nước phải đối mặt để cải thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ công.