CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Đại học
1 Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp tại Việt Nam: thực trạng và kiến nghị giải pháp / Nguyễn Minh Trang // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 72-74 .- 658
Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp là mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng, giữa nghiên ứng dụng. Trong nền kinh tế thị trường, trường đại học được xem như là một doanh nghiệp, “sản phẩmsinh viên phải được thị trường lao động chấp nhận chứ trường đại học không thể đào tạo theo những mình có. Tuy nhiên, trong những năm qua, sự phát triển các mô hình hợp tác giữa các TĐH và DN còn chế. Bài viết này sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và phát huy hiệu quả mối liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp.
2 Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm xã hội của trường đại học / Phạm Thị Mai Anh // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 116-118 .- 378
Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng báo cáo thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của các tổ chức chung và báo cáo thực hiện trách nhiệm xã hội của các trường đại học nói riêng của các bên hữu quan trường đại học đồng thời để nâng cao trách nhiệm giải trình và công bố thông tin về trách nhiệm xã hội trường đại học, bài viết khái quát các quan điểm chung về trách nhiệm xã hội của trường đại học từ đó dựng mô hình kế toán trách nhiệm xã hội của trường đại học bao gồm việc nhận diện, đo lường đối tượng kế toán trách nhiệm xã hội của các trường đại học, tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán sổ kế toán để làm cơ sở lập và trình bày báo cáo trách nhiệm xã hội của trường đại học.
3 Báo cáo trách nhiệm xã hội tại các trường đại học Việt Nam / Lê Thị Thanh Hải, Phạm Thị Mai Anh // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 134-139 .- 378
Trường đại học có trách nhiệm xã hội đối với tất cả các bên hữu quan và có trách nhiệm phải công bố thông tin về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà trường, đặc biệt trong bối cảnh đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững cũng như do nhu cầu sử dụng thông tin của các bên hữu quan của trường đại học ngày càng cao. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc thực hiện lập và công bố báo cáo trách nhiệm xã hội của các trường đại học còn hạn chế cả về nội dung và hình thức. Nghiên cứu khái quát khung lý thuyết về trách nhiệm xã hội của các trường đại học (USR) và hệ thống báo cáo trách nhiệm xã hội của trường đại học trên thế giới, thực hiện khảo sát và đánh giá thực trạng các báo cáo hiện hành của các trường đại học Việt Nam, từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị để nâng cao hoạt động công bố thông tin về thực hiện trách nhiệm xã hội và các mục tiêu phát triển bền vững của các trường đại học một cách phù hợp theo từng giai đoạn.
4 Yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong các trường đại học trên địa bàn TP. Hà Nội / Phạm Ngọc Hương Quỳnh, Phạm Thị Linh // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 186-189 .- 378
Nghiên cứu nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình chuyển đổi số trong các trường đại học trên địa bàn TP. Hà Nội. Thông qua khảo sát 328 giảng viên và sinh viên tại một số trường đại học trên địa bàn Thành phố và sử dụng kỹ thuật phân tích PLS-SEM trên phần mềm Smart PLS 4, kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố kinh tế – xã hội có tác động mạnh nhất, trong khi yếu tố chính sách của nhà nước có ảnh hưởng lớn thứ hai, các nhân tố có ảnh hưởng tiếp theo là tinh thần đổi mới, tài chính và toàn cầu hoá.
5 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp khối ngành kinh doanh và quản lý Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh / Trần Thị Xuân Viên // .- 2023 .- Số 316 - Tháng 10 .- Tr. 86-96 .- 658
Bài báo tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp khối nghiệp ngành kinh doanh và quản lý trường đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả sử dụng kết hợp phương pháp phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm mục tiêu, và phương pháp định lượng hồi quy nhị phân Binary Logistic. Kết quả nghiên cứu cho thấy 3 nhân tố Trình độ ngoại ngữ, Ý thức làm việc, Chương trình đào tạo là tác động mạnh nhất đến khả năng tìm việc làm của sinh viên sau khi khối ngành kinh doanh và quản lý trường đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đã đề xuất các hàm ý quản trị (1) sinh viên là cần có định hướng mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng; (2) nhà trường cần thay đổi chương trình đào tạo theo xu hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, (3) nhà tuyển dụng cần tham gia với các đơn vị đào tạo trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo và đào tạo.
6 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục học trực tuyến của sinh viên các Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Ngọc Hiền, Nguyễn Thị Hạnh Uyên // .- 2023 .- Số 58 .- Tr. 54-67 .- 378
Nghiên cứu này sử dụng kết hợp lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), lý thuyết phù hợp nhiệm vụ với công nghệ (TTF) và sự hài lòng của sinh viên để điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục học trực tuyến của sinh viên sau khi đại dịch covid-19 được kiểm soát. Dựa trên dữ liệu thu thập được từ 752 sinh viên đang học đại học tại thành phố Hồ Chí Minh.Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dựng để đánh giá và kiểm định mô hình. Kết quả cho thấy rằng, kỳ vọng hiệu quả, kỳ vọng nỗ lực, ảnh hưởng xã hội, và sự hài lòng là những yếu tố dự đoán quan trọng đến ý định tiếp tục học trực tuyến của sinh viên đại học. Điều kiện thuận lợi và sự phù hợp nhiệm vụ với công nghệ có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định tiếp tục thông qua sự hài lòng.Các phát hiện giúp các nhà nghiên cứu và các nhà thực hành hiểu rõ hơn về ý định tiếp tục học trực tuyến của sinh viên đại học.
7 Các nhân tố tác động đến hành vi đổi mới sáng tạo của giảng viên đại học tại Việt Nam / Nguyễn Văn Chương, Cao Quốc Việt // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2023 .- Số 1 .- Tr. 52-67 .- 658
Nghiên cứu này cung cấp một mô hình phân tích hệ thống các nhân tố thúc đẩy đổi mới sáng tạo bao gồm: sự tự tin vào năng lực bản thân, văn hóa cởi mở học tập, cảm nhận về tác động xã hội đến hành vi đổi mới sáng tạo trong công việc của giảng viên tại các trường đại học ở Việt Nam. Với dữ liệu khảo sát từ 471 giảng viên, kết quả nghiên cứu cho thấy, sự tự tin vào năng lực bản thân, văn hóa cởi mở học tập, cảm nhận về tác động xã hội có tác động tích cực đến hành vi đổi mới sáng tạo trong công việc. Từ đó, nghiên cứu có đóng góp vào mô hình hành vi đổi mới sáng tạo trong công việc, đồng thời đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo của các giảng viên tại các trường đại học ở Việt Nam.
8 Chuyển đổi số giáo dục Đại học: Xây dựng mô hình giáo dục Đại học số tại Việt Nam / Tô Hồng Nam // .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 42-49 .- 004
Giới thiệu về giáo dục Đại học số, sự cần thiết chuyển đổi xây dựng mô hình giáo dục Đại học số, thực trạng chuyến đổi số nước ta hiện nay, Đề xuất một số nội dung giải pháp chuyển đổi số giáo dục Đại học và xây dựng mô hình giáo dục Đại học số.
9 Nghiên cứu khoa học tại các Đại học Việt Nam: mô hình tạp chí UEF Scientific research in Vietnamese universities: Model of UEF journal / Nguyễn Lê Anh, Vũ Thanh Tùng, Phan Hoài Nam, Nguyễn Thanh Phúc, Nguyễn Ngọc Chung // Phát triển & Hội nhập .- 2022 .- Số 63(73) .- Tr. 3-11 .- 001.42
Nghiên cứu tổng quan một số kết quả nghiên cứu khoa học trong hệ thống các trường Đại học Việt Nam, thông qua phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh để đưa ra các hàm ý quản trị đối với công cuộc phát triển nghiên cứu khoa học hiện nay.
10 Chuẩn đầu ra và niềm tin của công chúng vào giáo dục Đại học / Tia Loukkola và Helene Peterbauer // .- 2021 .- Số 104 .- Tr. 15-17 .- 378
Chuẩn đầu ra ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong khung trình độ đảm bảo chất lượng, chúng nhằm mục tiêu đảm bảo và thúc đẩy lòng tin của công chúng vào các nhà cung cấp giáo dục. Tuy nhiên trong bối cảnh giáo dục Đại học được quốc tế hóa, câu hỏi được đặt ra là có thể thực hiện được chức năng này ở quy mô toàn cầu hay không, và liệu có cách thức nào và có nhu cầu xác minh kết quả học tập hay không.