CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Covid-19

  • Duyệt theo:
31 Kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế về phòng ngừa lây truyền COVID-19 và một số yếu tố liên quan với thực hành phòng ngừa lây truyền tại Trung tâm Y tế huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, năm 2022 / Nguyễn Thu Hà, Lã Ngọc Quang, Giang Hán Minh, Phạm Bá Hiền // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V1) .- Tr. 309-318 .- 610

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của các nhân viên y tế về phòng ngừa lây truyền COVID-19 và một số yếu tố liên quan tại Trung tâm Y tế huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, năm 2022. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2021 đến tháng 04/2022, áp dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Nghiên cứu triển khai trên 140 nhân viên y tế với hình thức thu thập số liệu qua phát vấn. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhân viên y tế là nam giới chiếm 45,7%, với độ tuổi trung bình là 34,01 tuổi.

32 Sốt kéo dài sau COVID-19 liên quan đến nhiễm nấm Aspergillus phổi xâm lấn (CAPA): Báo cáo ca bệnh / Đỗ Thị Đài Trang, Nguyễn Hoài Thương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V1) .- Tr. 328-335 .- 610

Nhiễm Aspergillus phổi xâm lấn liên quan đến COVID-19 (COVID-19 associated pulmonary Aspergillosis - CAPA) là bệnh lý đặc trưng bởi nhiễm nấm Aspergillus thứ phát ở bệnh nhân mắc COVID-19. CAPA chủ yếu gặp ở bệnh nhân COVID-19 nguy kịch cần chăm sóc trong các đơn vị hồi sức, bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Chúng tôi báo cáo trường hợp trẻ nữ 11 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, mắc COVID-19 mức độ nhẹ, vào viện trong tình trạng sốt kéo dài 1,5 tháng kể từ khi nhiễm COVID-19. Trẻ đã được loại trừ các căn nguyên gây sốt kéo dài khác và đủ tiêu chuẩn chẩn đoán ca bệnh nghi ngờ CAPA. Trẻ được điều trị bằng voriconazole và đáp ứng tốt với điều trị. Từ khóa: COVID-19, nhiễm nấm Aspergillus phổi xâm lấn, CAPA, trẻ em.

33 Vai trò của năng suất nhân tố tổng hợp đối với tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19: Trường hợp tỉnh Hậu Giang / Nguyễn Thùy Trang // .- 2023 .- Số 1(536) .- Tr. 14-26 .- 330

Nghiên cứu này nhằm đánh giá vai trò của năng suất nhân tố tổng hợp đối với tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19, sử dụng mô hình hoạch toán tăng trưởng theo số dư Solow. Nghiên cứu lấy tỉnh Hậu Giang làm trường hợp điển hình với số liệu được thu thập từ niên giám thống kê của tỉnh trong giai đoạn 2010-2020. Kết quả nghiên cứu khẳng định mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu hay tăng tỷ trọng đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng trưởng kinh tế là cần thiết dài hạn.

34 Tác động của Covid-19 đến chuyển đổi phương thức làm việc ngành logistics Việt Nam: Thực trạng và xu hướng / Huỳnh Thị Thu Sương, Hồ Xuân Tiến, Phạm Anh Kiệt // .- 2023 .- Số 1(536) .- Tr. 58-67 .- 658.7

Dựa vào khảo sát các nhà quản trị và người lao động tại 285 doanh nghiệp logistics Việt Nam. Nghiên cứu này đánh giá việc vận dụng và phát triển mô hình làm việc trực tuyến tại nhà để đo mức độ ảnh hưởng của bối cảnh Covid-19 đến việc thay đổi phương thức làm việc lẫn quản trị tại các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Kết quả cho thấy vận dụng làm việc trực tuyến tại nhà vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức để doanh nghiệp và người lao động thích ứng trước các biến động không thể tiên đoán trước.

35 Nghiên cứu giá trị của xét nghiệm nhanh kháng nguyên Espline® SARS-CoV-2 trong chẩn đoán mắc COVID-19 / Trần Mai Linh, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Nguyễn Đức Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Lan // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Tr. 24-28 .- Tr. 24-28 .- 610

Để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của xét nghiệm, việc nghiên cứu giá trị chẩn đoán trước khi triển khai thực tế của xét nghiệm nhanh kháng nguyên nói chung và Espline® SARS-CoV-2 nói riêng là hết sức quan trọng. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã đánh giá giá trị chẩn đoán của xét nghiệm nhanh kháng nguyên Espline® SARS-CoV-2 trên mẫu bệnh phẩm dịch tỵ hầu bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Tổng số 266 đối tượng nghiên cứu, trong đó có 99 bệnh nhân mắc và 167 không mắc COVID-19 được chẩn đoán theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

36 Tương lai của du lịch y tế hậu Covid-19 / Minh Sơn // Du lịch .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 22-23 .- 910

Du lịch y tế được coi là hiện tượng của ngành du lịch vào cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21 nhờ xu hướng toàn cầu hóa và điều kiện đi lại dễ dàng. Trong giai đoạn hậu Covid-19 du lịch y tế sẽ được ngành du lịch nhiều quốc gia chú trọng hơn và dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với mức tăng trưởng du lịch quốc tế trên phạm vi toàn cầu.

37 Tiêu dùng bền vững trong bối cảnh covid-19 : nghiên cứu thực nghiệm với lý thuyết hành vi có kế hoạch / Nguyễn Thị Phương Linh // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 306 .- Tr. 60-70 .- 658

Tiêu dùng bền vững là chủ đề được quan tâm trong những năm gần đây và đặc biệt khi đại dịch Covid-19 diễn ra. Sử dụng kết hợp phương pháp định tính – phỏng vấn sâu và phương pháp định lượng, nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ giữa các cấu trúc cốt lõi của lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) đối với tiêu dùng bền vững. Kết quả cho thấy thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đều ảnh hưởng tích cực đến ý định tiêu dùng bền vững của người Việt Nam trong bối cảnh Covid-19, trong đó, thái độ có mức độ tác động mạnh hơn hai nhân tố còn lại. Nghiên cứu cũng khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa ý định và hành vi tiêu dùng bền vững của người Việt Nam trong bối cảnh Covid-19. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một vài đề xuất cho cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tiêu dùng bền vững, hướng đến bảo vệ môi trường.

38 Thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối Đại dịch Covid-19 / Huỳnh Thị Cẩm Hà // .- 2022 .- Số 12(535) .- Tr. 46-59 .- 332.6

Bài viết kiểm định tác động của Đại dịch Covid-19 đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian từ ngày 31-12-2019 đến 31-3-2021 bằng phương pháp ước lượng GLS. Kết quả cho thầy tỷ lệ gia tăng của số ca nhiễm Việt Nam có tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

39 Thực trạng rối loạn điện giải và một số yếu tố liên quan của người bệnh tại Bệnh viện điều trị người bệnh covid-19 / Phạm Thị Tuyết Chinh, Nguyễn Thuỳ Linh, Nguyễn Thuỳ Linh, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Trần Hà An, Đỗ Thị Minh Anh, Nguyễn Thị Minh Tâm // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 159(11) .- Tr. 42-54 .- 610

Nghiên cứu thực trạng rối loạn điện giải và một số yếu tố liên quan. Trong 1061 người bệnh COVID-19, có tình trạng hạ natri, kali và clo máu là: 42,2%; 16,3%; 43,4%. Nghiên cứu có sự khác biệt giữa tình trạng rối loạn điện giải với mức độ nặng của bệnh COVID-19 (p < 0,05). Một số yếu tố liên quan trên 552 người bệnh tại thời điểm nhập viện và trước ra viện cho thấy hạ natri máu ở người bệnh COVID-19 mức độ trung bình cao gấp 2,2 lần (95%CI: 1,30 - 3,54) và 1,8 lần (95%CI: 1,11 - 2,91) so với mức độ khác.

40 Thực trạng mắc các dấu hiệu trầm cảm của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan trong dịch covid-19 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2022 / Nguyễn Văn Hoạt, Nguyễn Văn Phi, Lê Thị Hà Thu, Nguyễn Thị Thu Hiền, Hoàng Quỳnh Liên // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 159(11) .- Tr. 123-131 .- 610

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 754 nhân viên thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 28/02/2022 đến14/4/2022. Mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng mắc các dấu hiệu trầm cảm của nhân viên y tế trong dịch COVID-19 và phân tích một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2022 bằng thang đo DASS-21.