CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Covid-19

  • Duyệt theo:
21 Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đối với ngành du lịch Việt Nam sau đại dịch COVID-19 / Nguyễn Xuân Vinh // Khoa học Đại học Đông Á .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 60-73 .- 658

Đại dịch Covid-19 đã để lại hậu quả nặng nề đối với nhiều mặt của đời sống, kinh tế, xã hội, thu nhập và việc làm. Trong số đó, có thể khẳng định là ngành kinh tế bị ảnh hưởng nhiều nhất trên phạm vi toàn cầu. Đại bộ phận người lao động trong ngành du lịch bị mất việc làm, thu nhập bấp bênh, cuộc sống khó khăn trong thời gian dài. Điều này đã tạo ra áp lực đối với cả doanh nghiệp, người lao động và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Bài báo này nhằm nghiên cứu, phân tích thực trạng và thách thức đối với nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn bị ảnh hưởng. Nghiên cứu cũng nêu ra những triển vọng phục hồi cho ngành du lịch; qua đó đề xuất một số giải pháp đối với cơ sở đào tạo và doanh nghiệp nhằm giúp cho người lao động cũng như người học lấy lại niềm tin tạo đà thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu giai đoạn tái phục hồi ngành du lịch.

22 Tác động của dịch Covid-19 lên chuỗi cung ứng lúa gạo Việt Nam của các doanh nghiệp xuất khẩu / Lâm Thanh Phi Quỳnh, Nguyễn Đăng Khoa // .- 2022 .- Số 67(77) .- Tr. 73-80 .- 658

Đây là một trong những nghiên cứu tiên phong để đánh giá tác động của dịch Covid-19 lên chuỗi cung ứng gạo. Dữ liệu được thu thập bằng cách thực hiện phỏng vấn 11 doanh nghiệp. Từ đó, nhóm tác giả xác định các tác động của đại dịch Covid-19 đối với chuỗi cung ứng lúa gạo của các doanh nghiệp trong ngành và cách các tác động này gây đứt gãy chuỗi cung ứng dựa trên mô hình Magableh (2021). Kết quả cho thấy các chỉ thị của Chính phủ VN doanh nghiệp gặp khó khăn trong vận chuyển, nhân sự và gia tăng các loại chi phí. Các khó khăn này tác động khiến cũng và cầu lúa gạo không thể gặp nhau và dẫn đến đứt gãy chuỗi cung.

23 Các yếu tố ảnh hưởng mức độ chấp nhận tiêm ngừa Covid-19 của người dân / Hoàng Trọng, Nguyễn Duy Diệu, Lê Hồng Đắc // .- 2022 .- Số 67(77) .- .- 610

Một nghiên cứu cắt ngang đã lấy mẫu thuận tiện trên 258 người từ 18 tuổi trở lên tại hai khu vực thuộc tỉnh Khánh Hòa là thành phố Nha Trang và huyện Vạn Ninh. Dữ liệu được thu thập dựa trên khảo sát trực tuyến thông qua Google biểu mẫu. Yếu tố tác động đến mức độ chấp nhận tiêm ngừa Covid-19 lần lượt theo mức độ giảm dần là: tín hiệu hành động, nhận thức lợi ích của tiêm chủng, rào cản về độ tin cậy vaccine và khả năng lây nhiễm khi tiêm, nhận thức sự nguy hiểm của bệnh. Việc chấp nhận tiêm ngừa của người dân không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nhân khẩu học như giới tính, nơi ở, độ tuổi và học vấn. Từ các kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị được đề xuất để tăng mức độ chấp nhận tiêm chung vaccine ngừa Covid của người dân.

24 Khả năng phục hồi của doanh nghiệp Việt Nam trong đại dịch Covid-19: Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông / Phạm Dương Phương Thảo, Phan Nguyễn Phúc Ngân // .- 2023 .- Số 238 .- Tr. 75-80 .- 658

Sự xuất hiện và lây lan nhanh chóng của dịch bệnh COVID-19 đã tác động lớn đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau: nhiều công ty bị tổn thất nghiêm trọng bởi chính sách giãn cách xã hội, trong khi đó một số công ty thuộc các ngành công nghệ cao thậm chí đã phát triển vượt trội trong thời gian này. Công nghệ thông tin - truyền thông (ICT) trở thành mối quan tâm của các nhà nghiên cứu chính sách cũng như nhà quản lý doanh nghiệp với vai trò hỗ trợ doanh nghiệp chống đỡ trước các cú sốc mang tính hệ thống. Bài viết này đánh giá tác động của mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông lên khả năng phục hồi của 317 công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong giai đoạn diễn ra đại dịch COVID-19.

25 Phương pháp sư phạm kỹ thuật số - thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến trong và sau dịch Covid-19 / Nguyễn Xuân Vinh // .- 2023 .- Số 25 .- Tr. 122-132 .- 371.1

Chuyển đổi sang giáo dục kỹ thuật số là một xu hướng tất yếu trong giáo dục hiện đại. Việc chuyển đổi kỹ thuật số của giáo dục chủ yếu nhằm đạt được kết quả giáo dục cần thiết, tăng tính hiệu quả và chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp độ. Các tính năng của giáo dục kỹ thuật số là quản lý kết quả học tập; cá nhân hóa thiết kế lộ trình học tập; làm phong hơn tài liệu học tập; tạo môi trường học tập số, sử dụng đúng các công nghệ mới…vv Giáo viên cần phải trao dồi các kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để mở rộng và cải thiện quá trình giáo dục và sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tăng cường và giới thiệu những đổi mới trong lĩnh vực giáo dục. Trong thời đại số, làm chủ phương pháp sư phạm số là cách tốt nhất để nâng cao hiệu quả dạy học đáp ứng yêu cầu số hóa giáo dục. Năng lực sư phạm của giáo viên trong tình hình mới không chỉ sử dụng tốt các phương pháp sư phạm truyền thống mà gồm cả năng lực sư phạm số. Các yêu cầu đối với năng lực sư phạm số của giáo viên bao gồm sự biểu biết cơ bản; kiến thức về chuyển đổi số và các kỹ năng (năng lực) về công nghệ thông tin được ứng dụng tốt trong quá trình dạy học.

26 Ngành dệt may Việt Nam vượt qua đại dịch COVID-19: Thực trạng và giải pháp / Nguyễn Quốc Phóng // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 65(4) .- Tr. 17-20 .- 650

Dịch bệnh COVID-19 đã có những tác động rất lớn đến ngành dệt may Việt Nam, nhưng ngành đã từng bước vượt qua khó khăn và đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt. Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế hiện đang có nhiều thay đổi với cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine đã làm ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp dệt may (DNDM) rơi vào hoàn cảnh khó khăn do số lượng đơn hàng sụt giảm. Để làm rõ hơn về vấn đề này, bài báo phân tích bối cảnh, thực trạng, cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt Nam trong những năm qua, từ đó gợi ý một số kiến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy ngành này phát triển trong thời gian tới.

27 Ứng dụng kỹ thuật Laser công suất thấp và Led trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 mức độ trung bình / Nguyễn Lân Hiếu, Nguyễn Minh Nguyên, Nguyễn Tất Thành, Vũ Hoàng Phương, Kiều Thị Hoa, Phạm Hữu Nghị, Trần Ngọc Liêm, Hoàng Bùi Hải // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 163(Số 2) .- Tr. 236-243 .- 610

Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá bước đầu kết quả ứng dụng của laser công suất thấp và LED hỗ trợ điều trị bệnh nhân COVID-19 mức độ trung bình. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, dữ liệu được thu thập tiến cứu tại Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 từ tháng 10/2021 đến tháng 10/2022. Bệnh nhân được điều trị theo phác đồ chuẩn kết hợp thêm liệu pháp laser – LED hàng ngày và được theo dõi cho đến khi ra viện. Nghiên cứu thu thập được 28 bệnh nhân, tuổi trung bình 59,6 ± 15,0; 42,9% chưa tiêm vaccin và 64,3% có bệnh nền.

28 Thị trường lao động Tp. Hồ Chí Minh và vấn đề đặt ra sau Đại dịch Covid-19 / Võ Hữu Phước, Nguyễn Thị Thùy Hiếu // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 198-200 .- 658.3

Trong năm 2021 thành phố đối mặt với nhiều khó khăn khi đại dịch Covid-19 bùng phát, khiến hàng triệu người lao động của thành phố bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau Covid-19, nhiều ngành nghề phục hồi tăng trưởng ấn tượng khi nền kinh tế cả nước bứt tốc, trở lại cuộc sống bình thường nhưng lại bộc lộ vấn đề thiếu hụt nguồn lao động đáp ứng yêu cầu phục hồi sau đại dịch của thành phố.

29 Vai trò của công nghệ tài chính trong bối cảnh chuyển đổi số và Đại dịch Covid-19 / Nguyễn Thị Hoài Lê // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 26-30 .- 332.024

Thuật ngữ công nghệ tài chính (Fintech) đã khá phổ biến với người dân trên thế giới, nhất là từu sau đại dịch Covid-19. Trên cơ sở điểm lại sự phát triển của Fintech, bài viết làm rõ vai trò của Fintech trong bối cảnh thúc đẩy chuyển đổi số đang gia tăng mạnh mẽ cả ở khu vực công và khu vực tư. Tuy nhiên thế giới còn nhiều lo ngại về Fintech như vấn đề an toàn cho thị trường tài chính và bảo vệ người tiêu dùng.

30 Chuẩn bị phẫu thuật cho bệnh nhân có tiền sử nhiễm COVID-19 / Phan Thùy Chi, Nguyễn Hữu Tú // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 158-163 .- 610

Tính đến tháng 10/2022, trên toàn thế giới đã có đến 621 triệu bệnh nhân (BN) nhiễm COVID-19, 6,56 triệu BN tử vong. Nhờ có sự phát triển của vắc xin và sự xuất hiện của biến chủng Omicron, tiên lượng của các bệnh nhân nhiễm COVID-19 đã được cải thiện. Tuy vậy, hội chứng hậu COVID-19 vẫn được quan sát thấy ở nhiều BN với thời gian kéo dài. COVID-19 cũng đã được chứng minh là gây tổn thương đa cơ quan. Nếu những BN có tiền sử nhiễm COVID được chỉ định phẫu thuật thì quá trình chuẩn bị BN có gì cần phải chú ý và nên tiến hành như thế nào? Chúng tôi tiến hành tìm hiểu trên y văn về hướng dẫn chuẩn bị mổ cho BN có tiền sử nhiễm COVID-19, các điểm được thống nhất bao gồm: chờ phẫu thuật từ 4 - 8 tuần sau giai đoạn cấp, chỉ phẫu thuật khi BN không còn triệu chứng, cần tiêm vaccine nhắc lại trước giai đoạn phẫu thuật và cần chú ý đặc biệt đến các biến chứng phổi và biến chứng đông máu.