CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Covid-19

  • Duyệt theo:
201 Hoàn thiện pháp luật về quyền bảo vệ đời tư, quyền tiếp cận thông tin, giám sát trực tiếp của người dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ở Việt Nam / Phan Thị Lan Phương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 08 (408) .- Tr.26 – 30 .- 340

Bài viết tập trung phân tích những bất cập trong việc thực hiện các quyền và kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu tối đa các thiệt hại về kinh tế và các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

202 Quyền tiếp cận thông tin dịch bệnh Covid-19 / Dương Văn Quý // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 09 (409) .- Tr.51 – 54 .- 340

Dịch bệnh Covid - 19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin dịch bệnh là một trong những nguyên tắc hàng đầu trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bài viết phân tích nội dung quyền tiếp cận thông tin về dịch bệnh Covid – 19 ở nước ta hiện nay.

203 Việt Nam với dịch Covid-19: một góc nhìn xã hội học / Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Thơm // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 85-96 .- 301

Trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát trực tuyến về nhận thức của người Việt Nam đối với đại dịch Covis-19 từ góc nhìn xã hội học, bài viết phân tích thái độ và ứng xử của người Việt Nam trước đại dịch và niềm tin của người dân Viêt Nam vào chính phủ qua đại dịch này.

204 Triển vọng kinh tế Việt Nam 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-2019 / Nhóm nghiên cứu của VEPR // .- 2020 .- Số 5(734) .- Tr.21-24 .- 610

Trình bày báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý I/2020 cho thấy điểm dịch COVID-2019 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới và ở Việt Nam, vì vậy nền kinh tế quý I/2020 đã có sự suy giảm đáng kể so với cùng kỳ nhiều năm trước đây. Thông qua Báo cáo, nhóm nghiên cứu của VEPR đã đưa ra 3 kịch bản phát triển kinh tế của Việt Nam năm 2020 và gợi ý những chính sách phát triển vĩ mô.

205 Vắc xin COVID-19 - Cuộc chạy đua của các công nghệ mới / Đỗ Tuấn Đạt // .- 2020 .- Số 5(734) .- Tr.64-68 .- 610

Trình bày công nghệ vắc xin vector vi rút, vắc xin sử dụng axít nucleic (DNA và RNA) được cho là giải pháp mới để vượt qua thách thức, sớm đưa vắc xin Covid-19 ra sử dụng đại trà để phòng chống dịch bệnh.

206 Tác động của đại dịch COVID-19 đến các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp Việt Nam và các khuyến nghị chính sách / // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 274 .- Tr. 31-42 .- 658

Nông nghiệp là ngành sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người và được ưu tiên duy trì trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và cách ly xã hội. Bên cạnh những cơ hội, nông nghiệp cũng không tránh khỏi những thách thức. Kết quả của nhóm nghiên cứu cho thấy phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp chịu tác động tiêu cực, doanh thu giảm mạnh, nhiều biện pháp đã được thực hiện nhưng chỉ mang tính cầm cự. Điều này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ và can thiệp của Chính phủ như cho vay vốn ưu đãi; miễn giảm lãi, phí ngân hàng; cơ cấu lại thời gian trả nợ và các khoản nợ; gia hạn thời gian nộp thuế; xác định tiêu chí hỗ trợ; đẩy mạnh sự vào cuộc của các doanh nghiệp logistic; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường chế biến sâu và liên kết.

207 Tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành du lịch Việt Nam và những giải pháp ứng phó / Phạm Trương Hoàng, Trần Huy Đức, Ngô Đức Anh // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 274 .- Tr. 43-53 .- 910

Nghiên cứu này phân tích những tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam và đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của dịch, hỗ trợ các doanh nghiệp và ngành du lịch vượt qua những khó khăn do dịch gây ra, nhanh chóng khôi phục kinh doanh sau đó. Dựa trên tổng quan nghiên cứu về tác động của dịch bệnh đối với ngành du lịch và phân tích kết quả khảo sát 95 doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch và khách sạn về tác động của dịch bệnh Covid-19 tới doanh nghiệp, nghiên cứu đưa ra những kịch bản khác nhau về tác động của dịch bệnh Covid-19 tới ngành du lịch Việt Nam theo diễn biến của dịch bệnh và phản ứng của Chính phủ và ngành du lịch. Bài báo đề xuất những giải pháp hạn chế và giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam, cụ thể cho ba giai đoạn duy trì sự tồn tại của các doanh nghiệp và lao động, tái cấu trúc và chuẩn bị cho sự trở lại của ngành du lịch.

208 Ảnh hưởng của đại dịch COVID- 19 đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp: Nghiên cứu thực tiễn ở miền Bắc Việt Nam / Nguyễn Thành Hiếu, Trương Tuấn Anh, Đỗ Thị Đông, Hà Sơn Tùng // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 274 .- Tr. 54-63 .- 658

Bài viết này tìm hiểu những ảnh hưởng của dịch viêm phổi cấp tính COVID-19 đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Miền Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp đang gặp các khó khăn chủ yếu về đầu ra, đứt gãy nguồn cung, khó khăn tài chính và nguồn nhân lực không ổn định. Dựa trên kết quả phân tích, bài viết gợi ý các giải pháp đối với doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khủng hoảng vì dịch bệnh này, trong đó, đàm phán với các bên hữu quan, tái cơ cấu, tăng cường chuyển đổi số là những vấn đề đặc biệt cần quan tâm. Bài viết cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ Việt Nam trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh để vượt qua giai đoạn khó khăn.

209 Đại dịch COVID-19: Cơ hội và thách thức cho Giáo dục Đại học Việt Nam / Trần Thị Vân Hoa, Phạm Thị Huyền, Nguyễn Quỳnh Hoa // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 274 .- Tr. 64-74 .- 658

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng sâu rộng tới tất các quốc gia trên thế giới, mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Gần 200 quốc gia đóng cửa các trường học, hơn 1.5 tỷ người học trên thế giới không được đến trường. Tại Việt Nam, hơn 1.7 triệu sinh viên không thể học tập trung trong bối cảnh giãn cách xã hội. Để người học có thể “dừng đến trường nhưng không dừng học”, các trường đại học Việt Nam đã và đang ứng phó với đại dịch theo nhiều cách khác nhau. Cuộc khảo sát nhanh trên Google doc. từ 9 - 11/4/2020, với mẫu nghiên cứu 826 phần tử là các cán bộ, giảng viên của các trường đại học Việt Nam, cho thấy dù gặp nhiều khó khăn, song các trường đã dần chủ động hơn trong việc vượt qua thách thức. Ở một góc nhìn tích cực, các trường đã và đang tìm cách khai thác cơ hội do sức ép từ Covid19, trở thành các trường đại học thông minh, tận dụng lợi thế của Cách mạng Công nghiệp 4.0 nhằm xóa khoảng cách không gian, không phụ thuộc vào thời gian thực và tiệm cận chất lượng giáo dục thế giới. Tất nhiên, còn nhiều việc phải làm, mà chủ thể thực hiện sẽ không chỉ là các cơ sở giáo dục đại học mà cần có sự vào cuộc của Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các bộ ngành khác. Sự đồng bộ hóa trong quy định, hướng dẫn, vận hành, quản lý và kiểm soát là những điều kiện không thể thiếu cho áp dụng giảng dạy trực tuyến, không chỉ ở giáo dục đại học mà cho cả ngành giáo dục nói chung.