CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Covid-19

  • Duyệt theo:
181 Điều hành chính sách tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế chống đỡ với đại dịch Covid-19 và định hướng năm 2021 / Phạm Thanh Hà // Ngân hàng .- 2021 .- Số 6 .- Tr. 12-16 .- 332.12

Trình bày bối cảnh thế giới và trong nước năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021; dấu ấn điều hành CSTT của NHNN ứng phó với đại dịch Covid-19, triển vọng kinh tế năm 2021, định hướng điều hành CSTT năm 2021.

182 Các yếu tổ ảnh hưởng tới ý định sử dụng phương thức thanh toán điện tử tại Hà Nội dưới tác động của đại dịch Covid-19 / Nguyễn Thị Hà Thanh, Dương Thu Hương // Ngân hàng .- 2021 .- Số 6 .- Tr. 33-40 .- 332.12

Bài viết nhằm phát hiện các yếu tố tác động tới ý định sử dụng phương thức thanh toán điện tử tại Hà Nội dưới tác động của đại dịch Covid-19. Dựa trên khung mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), kết quả nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình phương trình cấu trúc bình phương từng phần nhỏ nhất PLS-SEM chỉ ra rằng, các nhân tố ảnh hưởng tới ý định hành vi của người tiêu dùng là hiệu quả kỳ vọng (PE), nỗ lực kỳ vọng (EE), ảnh hưởng xã hội (SI) và điều kiện sử dụng (FC), trong đó nhân tố Hiệu quả kỳ vọng có tác động lớn nhất tới ý định hành vi và chịu tác động của nhân tố nỗi lực kỳ vọng. Nhận thức về rủi ro (PR) là nhân tố duy nhất trong mô hình đề xuất không đạt mức ý nghĩa thống kê.

183 Tác động của đại dịch Covid-19 và đề xuất một số giải pháp đối với hoạt động ngân hàng / Hà Thị Tuyết Minh // Ngân hàng .- 2021 .- Số 5 .- Tr. 21-25 .- 332.12

Đề cập đến những ảnh hưởng tiêu cực và những "điểm sáng" trong hoạt động ngân hàng trong bối cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy "điểm sáng", hạn chế "điểm tối", giúp ngành ngân hàng tận dụng cơ hội, phát huy vai trò tích cực trong việc hỗ trợ phục hooig và phát triển nền kinh tế.

184 Thay đổi thói quen hướng tới sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt trước tác động của đại dịch Covid-19 / Lê Hữu Hưng // Ngân hàng .- 2021 .- Số 5 .- Tr. 30-32 .- 332.12

Trình bày Thanh toán không dùng tiền mặt và những tiện ích; thúc đẩy phát triển Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam; những kết quả đạt được; một số hạn chế, thách thức; đề xuất và kiến nghị.

185 Điều hành kinh tế vĩ mô trong bối cảnh kiểm soát đại dịch Covid-19 / Nguyễn Trọng Tài, Nguyễn Thị Huyền Trang // Ngân hàng .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 2-7 .- 330

Đề cập đến điều hành kinh tế vĩ mô trước những khó khăn, thách thức trong kiểm soát đại dịch Covid-19 trên toàn cầu và đưa ra một số khuyến nghị chính sách.

186 Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020 : nỗ lực vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19 / Nguyễn Thị Thái Hưng // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 5 .- Tr. 20-25 .- 658

Bài viết chỉ rõ những tác động của dịch COVID-19 đến lĩnh vực, ngành kinh tế của nước ta, tìm hiểu các biện pháp đã thực hiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị anyhr hưởng bởi dịch, đồng thời nêu một số khuyến nghị để phát triển giai đoạn hậu COVID-19.

187 Những vấn đề nổi bật của thị trường tài chính thế giới trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và một số lưu ý cho năm 2021 / Hà Huy Tuấn // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 79-83 .- 332.1

Bài viết điểm lại những vấn đề nổi bật của thị trường tài chính ngân hàng trong nước và quốc tế trong năm 2020, đồng thời đưa ra một số cảnh báo rủi ro trong năm 2021.

188 Đánh giá các chính sách ứng phó với COVID-19 để hỗ trợ nền kinh tế và các khuyến nghị chính sách cho giai đoạn tiếp theo / Tô Trung Thành // .- 2021 .- Số 283 .- Tr. 10-20 .- 330

Kinh tế Việt Nam mặc dù có tăng trưởng khả quan so với thế giới, nhưng cũng bị tác động nặng nề bởi COVID-19. Chính phủ đã có hàng loạt chính sách hỗ trợ nền kinh tế để ứng phó với đại dịch. Tuy nhiên, một số chính sách còn chưa hiệu quả, chưa bao quát hết các đối tượng bị tác động, hoặc tỷ lệ giải ngân còn thấp. Các doanh nghiệp đang kỳ vọng vào gói hỗ trợ thứ hai và mong muốn hướng nhiều hơn vào hỗ trợ chi phí sản xuất và cải thiện thủ tục nhận hỗ trợ. Do dư địa chính sách thu hẹp, các chính sách hỗ trợ tiếp theo cần đảm bảo nguyên tắc ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh các chính sách ngắn hạn, Chính phủ cần duy trì các giải pháp dài hạn để kinh tế có thể phục hồi sau đại dịch và tiếp tục phát triển bền vững.

189 Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / PGS.TS. Đoàn Hương Quỳnh, ThS. Lê Thị Mai Liên // Tài chính .- 2021 .- Số 744+745 .- Tr. 31-34 .- 330

Đại dịch Covid-19 đã tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội toàn cầu, trong đó, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Trước bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã kịp thời ban hành nhiều chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhằm giảm bớt khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á và là số ít các nước trên thế giới đạt tăng trưởng dương trong năm 2020.

190 Tác động của đại dịch Covid-19 đối với thương mại quốc tế và xuất nhập khẩu một số ngành chính của Việt Nam / Lê Thu Hằng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 568 .- Tr. 58-60 .- 658

Phân tích ảnh hưởng đối với 02 ngành quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu là ngành dệt may và sản xuất các thiết bị điện tử tiêu dung.