CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quyền công dân
1 Quy định về hạn chế quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013 và một số kiến nghị hoàn thiện / Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Mai Anh // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 1 – 9 .- 340
Quy định về hạn chế quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung nổi bật của Hiến pháp năm 2013. Sau 10 năm thi hành, việc đánh giá hiệu quả của các quy định này là vô cùng cần thiết cả về phương diện khoa học lẫn thực tiễn. Trong phạm vi bài viết, nhóm tác giả tập trung phân tích các nội dung cơ bản về hạn chế quyền con người, quyền công dân theo pháp luật quốc tế và Hiến pháp năm 2013; đánh giá thực tiễn thi hành các quy định này và đề xuất một số khuyến nghị hoàn thiện.
2 Bàn về hiệu lực của thỏa thuận không cạnh tranh từ nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp năm 2013 / Lê Đình Quang Phúc, Ngô Hữu Phước // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 04 (164) .- Tr. 1 – 12 .- 340
Thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động thường được người sử dụng lao động sử dụng như công cụ để bảo vệ bí mật kinh doanh của mình trước nguy cơ bị rò rỉ từ người lao động. Mặc dù thỏa thuận này giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sử dụng lao động, nó cũng hạn chế quyền làm việc của người lao động. Trong bài viết này, tác giả phân tích nguyên tắc hạn chế quyền công dân, quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 để làm rõ vấn đề hiệu lực của thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động tại Việt Nam.
3 Quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt Nam : phân tích so sánh / Nguyễn Ngọc Nghiệp // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- Số 7(245) .- Tr. 53-59 .- 340
Phân tích những điểm tương đồng và khác biệt trong việc hiến định quyền con người, quyền công dân ở hai bản hiến pháp hiện hành của Nhật Bản và Việt Nam.
4 Đảm bảo quyền công dân trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam / Nguyễn Sơn // .- 2021 .- Số 4(Tập 63) .- Tr.23-28 .- 340
Đánh giá thực trạng, đề xuất quan điểm, giải pháp về bảo đảm quyền công dân (QCD) trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN) ở Việt Nam hiện nay. Hoạt động của CQHCNN có sức tác động mạnh, nhanh nhất tới xã hội. Mọi quyết sách xuất phát từ các CQHCNN có tác động trực diện và tác động ngay tới đời sống xã hội; trong hoạt động của CQHCNN luôn tiềm ẩn các nguy cơ xâm phạm tới QCD. Việc đảm bảo thực hiện QCD những năm qua ở Việt Nam còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu và giải quyết, cả về phương diện cơ chế, pháp luật đến hoạt động thực tiễn của các cơ quan nhà nước nói chung và của CQHCNN nói riêng.
5 Nhận thức sự khác biệt giữa quyền con người và quyền công dân / Phan Nhật Thanh // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2020 .- Số 6(136) .- Tr. 1 – 9 .- 340
Đã có nhiều nghiên cứu về quyền con người và quyền công dân được thực hiện. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau khi phân tích khái niệm và đặc điểm của quyền con người và quyền công dân. Khái niệm quyền con người khác với khái niệm quyền công dân bởi quyền công dân chỉ liên quan đến một nhóm đối tượng nhất định là công dân, trong khi đó, quyền con người là phổ biến hơn. Bài viết phân tích sự khác biệt giữa quyền con người và quyền công dân.
6 Đảm bảo quyền tham gia của công dân trên nền tảng kỹ thuật số / Bùi Tiến Đạt // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 01 (425) .- Tr. 14 – 20 .- 340
Trong nền quản trị mở, Nhà nước đóng vai trò chủ đạo - chủ thể trung tâm trong việc kết nối, phối hợp, hợp tác giữa khu vực công và các tác nhân khác ngoài khu vực công. Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh sự tham gia của công dân trên nền tảng kỹ thuật số (e-participation), thể hiện qua quá trình ra quyết định, quá trình tham vấn và quản lý thông tin - dữ liệu được nâng tầm về kỹ thuật trên nền tảng kỹ thuật số, và được nâng tầm về thể chế dựa vào sự minh bạch và hợp tác. Từ bài học kinh nghiệm của nhiều quốc gia, có thể thấy các hình thức e-participation ngày càng đa dạng và ngày càng trở nên phổ biến. Sự tham gia trên nền tảng kỹ thuật số được thực hiện hiệu quả trên diện rộng sẽ là đột phá trong việc nâng cao hiệu quả quản trị và trách nhiệm của Nhà nước. Ở Việt Nam, sự tham gia trên nền tảng kỹ thuật số chỉ mới phát triển ở việc công khai và vận hành một số thủ tục hành chính trên môi trường internet, và cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa nhằm xây dựng thành công Chính phủ điện tử.
7 Một số vấn đề cơ bản về bảo đảm, bảo vệ quyền công dân trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước / Nguyễn Sơn // Nghề luật .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 30 – 33,50 .- 340
Cùng với sự phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế, bảo đảm quyền con người, quyền công dân là hết sức cần thiết đặc biệt là bảo đảm quyền công dân trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Bởi, mọi hoạt động của con người hàng ngày ít nhiều đều liên quan đến hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước là thiết chế trực tiếp nhất, thường xuyên nhất ảnh hưởng đến quyền công dân.
8 Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam / Vũ Hồng Anh, Nguyễn Thị Thủy // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Tr.3 – 8 .- Tr.3 – 8 .- 340
Tình trạng khẩn cấp là tình huống xảy ra khi thảm họa lớn do thiên nhiên, con người gây ra, khi dịch bệnh lây lan trên diện rộng vượt quá khả năng ứng phó của chính quyền, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tài sản của Nhà nước và của tổ chức khác. Khi áp dụng tình trạng khẩn cấp tất yếu sẽ dẫn đến việc hạn chế quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân, trong nhiều trường hợp còn dẫn đến việc hạn chế quyền trong lĩnh vực chính trị, kinh tế-xã hội. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi phân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tình trạng khẩn cấp và đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
9 Bảo hộ công dân trong tình huống khủng hoảng – Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hương Lan // Nghề luật .- 2020 .- Số 1 (2020) .- Tr.70 – 76 .- 340
Bài viết tập trung làm rõ kinh nghiệm bảo hộ công dân ở nước ngoài trong tình huống khủng hoảng của một số nước; đúc rút ra một số kinh nghiệm có thể vận dụng vào bối cảnh cụ thể của Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc gia và quốc tế.