CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Trung Đông
1 Hệ thống Kafala ở Trung Đông: Tác động xã hội và triển vọng cải cách / Đỗ Đức Hiệp, Đỗ Thị Thu Phượng // .- 2023 .- Số 03 (211) - Tháng 3 .- Tr. 14-19 .- 327
Từ những phân tích về hệ thống Kafala và tác động xã hội, bài viết đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm nổ lực bảo vệ lao động xuất khẩu ở những nước Trung Đông.
2 Động thái mới của châu Phi và Trung Đông trong cạnh tranh nước lớn: khởi đầu một thời kỳ bất ổn mới? / Lê Kim Sa // .- 2023 .- Số 09 (217) - Tháng 9 .- Tr. 11 – 19 .- 327
Cạnh tranh của các nước lớn đã từng được định hình với sự tích hợp các nỗ lực quân sự, kinh tế, công nghệ và ngoại giao. Tuy nhiên, tại Châu Phi và Trung Đông, những động thấy mới gần đây cho thấy điều này đang có những thay đổi đáng kể. Ở châu Phi, các quốc gia hậu thuộc địa vẫn chưa quên quá khứ đang ngày càng đảm nhận vị trí là một trong những cực chính của trật tự đa cực quốc tế. Từ lâu là đấu trường trung tâm của sự cạnh tranh giữa các cường quốc, Trung Đông có thể đại diện cho một điều gì đó mới mẻ. Kể từ sau Mùa xuân Arab, Trung Đông trải qua sự thay đổi chính trị đáng kể, và khi Mỹ giảm dần sự quan tâm của mình đối với khu vực này, “khoảng trống quyền lực” đã xuất hiện. Các quốc gia khác đã nhanh chóng lấp đầy khoảng trống do phương Tây rút khỏi khu vực. Bằng phương pháp tổng hợp, bài viết tập trung phân tích vào những động thái mới tại khu vực Châu Phi và Trung Đông, để từ đó đánh giá triển vọng khu vực và thế giới.
3 Hai mươi năm nghiên cứu châu Phi và Trung Đông / Kiều Thanh Nga // .- 2023 .- Số 09 (217) - Tháng 9 .- Tr. 20 – 28 .- 327
Bài viết là cảm xúc và tình yêu, là niềm tin và tư tưởng của cá nhân trong 20 năm nghiên cứu châu Phi - Trung Đông. Nghiên cứu châu Phi - Trung Đông sẽ tiếp tục và hội nhập vào khu vực rộng lớn hơn với cánh cửa mới mở ra một chân trời mới.
4 Các nhân tố tác động đến cục diện khu vực Trung Đông hiện nay / Đinh Công Hoàng, Đỗ Đức Hiệp // .- 2023 .- Số 09 (217) - Tháng 9 .- Tr. 40 – 47 .- 327
Với vị trí địa - chiến lược trọng yếu cùng nguồn tài nguyên phong phú, Trung Động từ lâu đã trở thành một trong những địa bàn xung đột và tranh giành ảnh hưởng “nóng” nhất trên thế giới. Sự xuất hiện của nhiều yếu tố mới trong thời gian qua đã tác động không nhỏ tới cục diện chính trị - an ninh Trung Đông, báo hiệu một tương lai đầy bất ổn đối với khu vực có nhiều biến động phức tạp và khó lường nhất trên thế giới hiện nay. Bài viết tập trung phân tích ba nội dung: 1) Những đặc điểm của khu vực Trung Đông sau chiến tranh lạnh đến trước khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine bắt đầu từ ngày 24/2/2022; 2) Các nhân tố tác động đến cục diện khu vực Trung Đông hiện nay; 3) Triển vọng cục diện khu vực Trung Đông trong tương lai.
5 Quan hệ giữa Trung Quốc và Trung Đông những năm gần đây / Đỗ Thị Thu Phượng // .- 2023 .- Quý 2+3 (133+134) .- Tr. 301 - 320 .- 327
Từ những năm 1990, do nhu cầu về năng lượng, Trung Quốc quan tâm nhiều hơn tới khu vực Trung Đông, và kể từ đó Trung Quốc ngày càng gia tăng sự hiện diện ở khu vực này. Những bất đồng giữa Mỹ và các quốc gia trong khu vực càng khiến quan hệ Trung Quốc với khu vực được thắt chặt hơn. Mặc dù dầu mỏ vẫn là trọng tâm trong quan hệ giữa Trung Quốc và Trung Đông, trên thực tế Trung Quốc đã mở rộng ảnh hưởng của mình sang các lĩnh vực khác như tài chính - thương mại, cơ sở hạ tầng, giáo dục, văn hóa, chính trị và cả an ninh - quốc phòng. Vai trò và ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực ngày càng rõ, đặc biệt Sáng kiến Vành đai Con đường đang được các quốc gia trong khu vực tận dụng để phát triển kinh tế.
6 Cạnh tranh Trung Quốc – Mỹ tại châu Phi – Trung Đông / Nguyễn Hồng Quân // .- 2023 .- Số 05 (213) - Tháng 5 .- Tr. 3 - 13 .- 327
Châu Phi Trung Đông ngày càng trở thành tâm điểm của cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi Mỹ cung cấp hỗ trợ phát triển chính thức nhiều nhất cho châu Phi, thì Trung Quốc là đối tác thương mại song phương hàng đầu của khu vực này. Hai quốc gia Trung Quốc và Mỹ đang cạnh tranh để có mối quan hệ ngày càng sâu sắc tại đây. Khi cạnh tranh Trung Quốc và Mỹ ngày càng gay gắt, các nước châu Phi xoay sở,vật lộn để cân bằng mối quan hệ với hai cường quốc toàn cầu này, thậm chí đóng góp vào định hình quỹ đạo của cuộc cạnh tranh này.
7 Xu hướng ODA của khu vực Trung Đông và khả năng hợp tác với Việt Nam / Lê Bích Ngọc // .- 2023 .- Số 08 (216) - Tháng 8 .- Tr. 57 - 62 .- 327
Trong gần 30 năm qua, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, tuy nhiên kể từ khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, việc thu hút nguồn vốn ODA có những thay đổi đi kèm với giảm bớt các ưu đãi và điều kiện trong các khoản vay. Điều đó đòi hỏi phải có các hướng tiếp cận mới, đa dạng hóa nguồn vốn ODA từ nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế khác. Trong giai đoạn từ năm 2019, một số quốc gia Trung Đông, trong đó có Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) đã tham gia vào việc hỗ trợ phát triển cho các quốc gia khác trên thế giới và UAE đã trở thành một trong 10 nước tài trợ ODA lớn nhất thế giới trong những năm gần đây. Năm 2020, tổng số vốn tài trợ của UAE là 1,695 tỷ USD, bằng 0,48% GNI, vẫn là quốc gia có tỷ lệ hỗ trợ phát triển ODA/GNI cao trên thế giới.
8 Sức mạnh mềm của Trung Quốc ở Trung Đông / Đỗ Thị Thu Phượng // .- 2023 .- Số 7 (263) - Tháng 7 .- Tr. 72-83 .- 327
Nghiên cứu về sức mạnh mềm của Trung Quốc ở Trung Đông. Sức mạnh mềm của Trung Quốc trong khu vực đang ngày càng được thể hiện rõ nét và chiến lược đổi mới kinh tế của Trung Quốc đang là mô hình để các nước trong khu vực Trung Đông tận dụng để phát triển nền kinh tế quốc gia.
9 Vai trò của các nước lớn trong cuộc đua quyền lực tại khu vực Trung Đông / Bùi Ngọc Tú // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- Số 10 (206 .- Tr. 37-44 .- 327
Phân tích về cuộc chạy đua quyền lực của các quốc gia lớn tại Trung Đông: Mỹ vẫn là một trong những quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất ở khu vực, Nga và Ukraina đang sử dụng quyền lực chính để thu hút các quốc gia Trung Đông, Trung Quốc cũng bắt đầu tham gia mạnh mẽ vào cuộc đua này trong chiến lược vành đai – Con đường, cuối cùng là Châu Âu với những chính sách mang đầy nghịch lý tại khu vực.
10 Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Đông giai đoạn 2016-2020 : vấn đề và giải pháp / Đỗ Thị Hải // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- Số 1 (197) .- Tr. 22-31 .- 327
Phân tích và đánh giá xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Đông – một trong những thị trường tiềm năng về xuất khẩu gạo khi mà nhu cầu gạo của thị trường này là rất lớn, một phần là do lượng khách du lịch và lực lượng lao động châu Á đến khu vực này ngày càng nhiều, một phần là khu vực này hầu như không sản xuất lúa gạo do điều kiện tự nhiên không phù hợp. Đưa ra giải pháp xuất khẩu gạo đến năm 2025 cho các cơ quan quản lý, các hiệp hội và doanh nghiệp trong nước.