CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bệnh học--Thuỷ sản
1 Nghiên cứu khả năng diệt một số loài vi khuẩn và nấm của lá hẹ (Allium tuberosum) / Trương Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Nguyệt, Trương Thị Thành Vinh // Khoa học & Công nghệ Việt Nam (Điện tử) .- 2018 .- Số 07 .- Tr. 48-52 .- 610
Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng diệt khuẩn và nấm của nước ép lá hẹ (Allium tuberosum). Vi khuẩn gây bệnh cho cá rô phi bao gồm Aeromonas hydrophila (3 chủng là CED04-008, CED05-004, CED05-005), Streptococcus sp. (CEDMA05-043) và nấm gây bệnh (Saprogenia sp.) được thử với dịch chiết lá hẹ ở nồng độ và thời gian khác nhau. Kết quả cho thấy, nước ép lá hẹ ở nồng độ 100 ul có khả năng diệt các chủng vi khuẩn A. hydrophila và Streptococcus sp. với đường kính vòng vô khuẩn (ĐKVVK) lần lượt là 27-31 và 30 mm. Nấm Saprogenia sp. bị diệt ở nồng độ 15.000 và 13.000 ppm với thời gian ngâm tương ứng là 6 và 24 giờ. Kết quả này là cơ sở khoa học quan trọng tạo tiền đề phát triển sản phẩm thuốc thảo dược có hiệu quả phòng trị bệnh ở cá rô phi nuôi theo hướng an toàn sinh học và thân thiện với môi trường.
2 Đặc điểm bệnh tích của cá mú gây nhiễm vi khuẩn Photobacterium damselae đột biến giảm độc lực / Lê Minh Hải, Phạm Thị Tâm, Tô Long Thành // Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (TL Điện tử) .- 2018 .- Số 05 .- Tr. 84-89 .- 610
Cá gây nhiễm với các dòng đột biến T4.3K8.2 và T4.3U6 điều thể hiện kết quả giảm độc lực đáng kể so với chủng giống gốc, tỷ lệ cá chết sau khi gây nhiễm tương ứng là 8% và 4%, cá chết sau gây nhiễm 2-5 ngày và không có các biểu hiện của bệnh tụ huyết rừng. Toàn bộ cá được gây nhiễm các chủng P.damselae T1.7 và T4.3 chết trong thời gian 3-7 ngày sau khi gây nhiễm, cá chết có biểu hiện điển hình của bệnh tụ huyến trùng. Các tổn thương đại thể ở các được gây nhiễm bởi các chủng P.damselae T1.7 và T4.3 chủ yếu tập trung ở lách, gan, thận, và tim; 100% cá thí nghiệm có các biểu hiện bệnh tích. Tỷ lệ cá có biểu hiện bệnh tích đại thể ở lô gây nhiễm với dòng T4.3K8.2 là 4% và ở lô gây nhiễm dòng T4.3U6 không có cá thể nào có biểu hiện bệnh tích kể cả các trường hợp cá chết sau khi tiêm. Chủng vi khuẩn T4.3U6 an toàn đối với cá thí nghiệm, có thể sử dụng để phát triển sản xuất vắc-xin nhược độc phòng bệnh tụ huyết trùng ở cá.
3 Đánh giá khả năng diệt khuẩn in vitro của sản phẩm nano polyme kháng sinh đối với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi nước lợ / Đặng Thị Lụa, Nguyễn Thị Hạnh, Đặng Đình Kim // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 79-86 .- 610
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá khả năng diệt khuẩn của các sản phẩm nano SP2 (Polyme_Kháng sinh) đối với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gạn tụy cấp (AHPND) trên tôm nuôi nước lợ trong điều kiện in vitro. Chủng vi khuẩn được sử dụng để thử nghiệm là Vibrio parahaemolyticus KC12.020, nồng độ thử nghiệm 10 mũ 8 cfu/ml. Kết quả thử nghiệm cho thấy đường kính vòng vô khuẩn của sản phẩm nano polyme_Doxycyclin_Florphenicol đạt 19,5 mm khi liều lượng kháng sinh sử dụng bằng một nửa hàm lượng kháng sinh Doxycyclin được khuyến cáo sử dụng. Đường kính vòng vô khuẩn của sản phẩm nano polyme_Florphenicol đạt 16-19 mm trong khi kháng sinh florphenicol đơn lẻ không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp. Sản phẩm nano polyme_Ciprofloxacin mặc dù cho kết quả diệt vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp cao khi hàm lượng kháng sinh sử dụng chỉ bằng 1/10 hàm lượng kháng sinh Ciprofloxacin được khuyến cáo sử dụng, nhưng sản phẩm này sẽ không được tiếp tục thử nghiệm ngoài thực địa do kháng sinh Ciprofloxacin mới bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Các sản phẩm nano khác: polyme_Oxytetracyclin và polyme_Doxycyclin trong nghiên cứu này chưa thể hiện rõ tiềm năng diệt khuẩn, do vậy chúng cần được tiếp tục nghiên cứu để khẳng định rõ hơn vai trò diệt khuẩn. Những kết quả nghiên cứu này bước đầu cho thấy tiềm năng ứng dụng sản phẩm nano kết hợp với kháng sinh trong điều trị bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nước lợ.