CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Trở về

Đặc điểm bệnh tích của cá mú gây nhiễm vi khuẩn Photobacterium damselae đột biến giảm độc lực

Tác giả: Lê Minh Hải, Phạm Thị Tâm, Tô Long Thành
Số trang: Tr. 84-89
Tên tạp chí: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (TL Điện tử)
Số phát hành: Số 05
Kiểu tài liệu: Tạp chí điện tử
Nơi lưu trữ: CSDL điện tử
Mã phân loại: 610
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Từ khóa: Cá mú, bệnh tích, vi khuẩn, nhiễm khuẩn, giảm độc lực, vi khuẩn Photobacterium damselae, bệnh tụ huyết trùng
Tóm tắt:

Cá gây nhiễm với các dòng đột biến T4.3K8.2 và T4.3U6 điều thể hiện kết quả giảm độc lực đáng kể so với chủng giống gốc, tỷ lệ cá chết sau khi gây nhiễm tương ứng là 8% và 4%, cá chết sau gây nhiễm 2-5 ngày và không có các biểu hiện của bệnh tụ huyết rừng. Toàn bộ cá được gây nhiễm các chủng P.damselae T1.7 và T4.3 chết trong thời gian 3-7 ngày sau khi gây nhiễm, cá chết có biểu hiện điển hình của bệnh tụ huyến trùng. Các tổn thương đại thể ở các được gây nhiễm bởi các chủng P.damselae T1.7 và T4.3 chủ yếu tập trung ở lách, gan, thận, và tim; 100% cá thí nghiệm có các biểu hiện bệnh tích. Tỷ lệ cá có biểu hiện bệnh tích đại thể ở lô gây nhiễm với dòng T4.3K8.2 là 4% và ở lô gây nhiễm dòng T4.3U6 không có cá thể nào có biểu hiện bệnh tích kể cả các trường hợp cá chết sau khi tiêm. Chủng vi khuẩn T4.3U6 an toàn đối với cá thí nghiệm, có thể sử dụng để phát triển sản xuất vắc-xin nhược độc phòng bệnh tụ huyết trùng ở cá.

Tạp chí liên quan