CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Truyền miệng điện tử

  • Duyệt theo:
1 Tác động của DESG đến ý định mua của người tiêu dùng Việt Nam trong ngành thực phẩm và đồ uống: Vai trò trung gian của truyền miệng điện tử / Nguyễn Sơn, Trần Bảo Trâm, Trang Thu Đào, Lê Linh, Hoàng Thành, Nguyễn Quỳnh // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 53-67 .- 658

Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định tác động của DESG bao gồm môi trường, xã hội và quản trị kỹ thuật số đến ý định mua của người tiêu dùng thông qua vai trò trung gian của truyền miệng điện tử. Những mối quan hệ này được xác nhận với 721 người tham gia khảo sát. Kết quả phân tích SEM cho thấy mô hình rất phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và chứng minh tác động đáng kể của DESG trong việc hình thành ý định của người tiêu dùng. Kết quả cũng xác nhận vai trò trung gian của truyền miệng điện tử trong bối cảnh Việt Nam. Đáng ngạc nhiên khi kết quả cho thấy rằng DESG vừa có tác động trực tiếp đến ý định mua của người tiêu dùng, vừa có tác động gián tiếp thông qua truyền miệng điện tử. Những phát hiện này giúp các nhà hoạch định chính sách có những gợi ý cần thiết nhằm thúc đẩy ý định mua của người tiêu dùng trong kỷ nguyên kỹ thuật số.

2 Ý định lựa chọn địa điểm ăn uống của người dùng thế hệ Z: Vai trò của truyền miệng điện tử và sự tương đồng / Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt, Lê Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Thuỷ Chung // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 101-115 .- 658

Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực và đáng kể của truyền miệng điện tử đến thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi và ý định lựa chọn địa điểm ăn uống của người dùng. Ngoài ra, tác động điều tiết tích cực của sự tương đồng trong mối quan hệ giữa truyền miệng điện tử và thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi của khách hàng thế hệ Z cũng được tìm thấy trong nghiên cứu này. Một số hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp nhằm xây dựng và khai thác kênh truyền thông xã hội để thúc đẩy ý định lựa chọn địa điểm ăn uống của khách hàng thế hệ Z.

3 Vai trò điều tiết của tin hiệu điện tử trong mối quan hệ giữa truyền miệng điện tử, bảo mật, chất lượng thông tin và niềm tin trực tuyến người tiêu dùng ở các website thương mại điện tử B2C / Nguyễn Hồng Quân, Vi Thành Tuân, Phạm Thị Hà, Nguyễn Hoài Nam, Lê Thị Thuỳ Trang, Nguyễn Trúc Mai // .- 2024 .- Số 1 .- Tr. 73-88 .- 658

Bài viết khái quát hoạt động bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chủ yếu ở các khía cạnh: Khung pháp lý, minh bạch và công bố thông tin, tuyên truyền và phổ biến kiến thức cho nhà đầu tư, bảo vệ tài sản và quyền riêng tư, xử lý khiến nại...

4 Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội khách sạn đến danh tiếng khách sạn, tương tác thương hiệu và truyền miệng điện tử : nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam / Vũ Trọng Lâm, Phan Thị Thu Hiện // .- 2024 .- Số 1 (548) - Tháng 1 .- Tr. 83 - 94 .- 658

Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu ảnh hưởng của CSR đến danh tiếng khách sạn, tương tác thương hiệu và truyền miệng điện tử (eWOM) dựa trên việc áp dụng lý thuyết tín hiệu và lý thuyết trao đổi xã hội. Phương pháp mô hình cấu trúc tuyến tính được áp dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết. Nghiên cứu khẳng định sự tồn tại của mối quan hệ tích cực giữa ba thành phần của CSR (bao gồm kinh tế, các bên liên quan và môi trường) và danh tiếng doanh nghiệp khách sạn. Tuy nhiên, CSR kinh tế không ảnh hưởng đến tương tác thương hiệu và các thành phần tạo nên CSR của khách sạn không ảnh hưởng đến eWOM. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy CSR môi trường có tác động mạnh nhất đến danh tiếng của khách sạn và CSR của các bên liên quan có tác động mạnh nhất đến tương tác thương hiệu. Đồng thời, cả danh tiếng khách sạn và tương tác thương hiệu đều có tác động tích cực đến eWOM.

5 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, ý định sử dụng dịch vụ, đồng sáng tạo khách hàng và truyền miệng eWOM của khách hàng e-banking / Nguyễn Thanh Lâm, Nguyễn Phước Thiện // .- 2023 .- Vol 2 - 03(07) .- Tr. 12 - 29 .- 332.12

Những tiến bộ trong sự phát triển của công nghệ mới và việc sử dụng phổ biến các thiết bị điện tử di động đã khiến khách hàng tăng cường sử dụng ngân hàng điện tử (e-banking). Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào các yếu tố thúc đẩy việc áp dụng ngân hàng điện tử, tuy nhiên, một số nghiên cứu đã xem xét hành vi sau khi áp dụng e-banking của khách hàng. Chất lượng dịch vụ đã được công nhận là một trong những thành phần quan trọng nhất của việc sử dụng ngân hàng điện tử, bao gồm sự hài lòng, tin tưởng và cam kết. Tuy nhiên, rất hiếm nghiên cứu tập trung vào tác động của chất lượng ngân hàng điện tử đối với sự đồng sáng tạo của khách hàng liên quan đến truyền miệng điện tử (eWOM). Người ta đã chứng minh rằng đồng sáng tạo giá trị thúc đẩy sự sáng tạo của khách hàng, mang lại lợi ích chung cho cả doanh nghiệp và khách hàng, bao gồm cả việc thúc đẩy eWOM, nhưng các nhận định thực nghiệm liên quan vẫn còn hạn chế. Mô hình khái niệm đã được thử nghiệm thực nghiệm bằng cách sử dụng dữ liệu khảo sát từ 265 người trả lời là người dùng dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam. Dữ liệu được phân tích bằng phương pháp bình phương tối thiểu từng phần (Partial Least Squares - PLS) và SPSS. Kết quả chỉ ra rằng cả chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử và ý định áp dụng đều có tác động đáng kể đến hoạt động đồng tạo ra giá trị của khách hàng và eWOM. Vì các tài liệu trước đây liên quan đến các yếu tố để tạo điều kiện cho sự đồng sáng tạo của khách hàng và eWOM còn hạn chế, kết quả của nghiên cứu này có thể đóng góp vào các tài liệu hiện có bằng cách tích hợp các yếu tố cấu trúc liên quan vào mô hình nghiên cứu, có thể giải thích hiện tượng đồng tạo ra giá trị khách hàng và eWOM, đặc biệt là trong bối cảnh áp dụng ngân hàng điện tử. Hơn nữa, kết quả sẽ giúp các chuyên gia thiết kế các tổ hợp thị để thúc đẩy việc áp dụng ngân hàng điện tử.

6 Ảnh hưởng của eWOM trên các phương tiện truyền thông xã hội đến ý định mua sắm – Nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh / Nông Thị Như Mai // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2023 .- Số 2 .- Tr. 4-21 .- 658

Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng. Số liệu được đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả nghiên cứu khẳng định Độ tin cậy và Chất lượng thông tin tác động tích cực một cách trực tiếp lên cả Tính hữu ích và Sự chấp nhận eWOM. Một khi người tiêu dùng đã chấp nhận eWOM thì họ sẽ có ý định mua sắm nhiều hơn. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý nhằm gia tăng ý định mua sắm dựa trên kết quả nghiên cứu.

7 Mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến, sự hài lòng và hành vi tương lai của du khách nội địa đối với điểm đến du lịch Đồng Tháp / Huỳnh Thị Thu Sương, Huỳnh Quốc Tuấn // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2023 .- Số 2 .- Tr. 90-107 .- 658

Kết quả nghiên cứu cho thấy hình ảnh nhận thức tác động trực tiếp đến hình ảnh cảm xúc và sự hài lòng, hình ảnh cảm xúc tác động trực tiếp đến sự hài lòng du khách, sự hài lòng du khách tác động trực tiếp đến ý định quay trở lại và truyền miệng điện tử. Bên cạnh đó, hình ảnh cảm xúc có ảnh hưởng trực tiếp ý định quay trở lại, trong khi đó, hình ảnh nhận thức tác động trực tiếp đến truyền miệng điện tử. Ngoài ra, kết quả còn cho thấy hình ảnh cảm xúc là biến trung gian giữa hình ảnh nhận thức và sự hài lòng, cũng như ý định quay trở lại. Đồng thời, sự hài lòng là biến trung gian giữa hình ảnh nhận thức và ý định quay trở lại, tương tự, truyền miệng điện tử là biến trung gian giữa hình ảnh cảm xúc và ý định quay trở lại và truyền miệng điện tử.

8 Sức mạnh của truyền miệng điện tử trong tuyên truyền sự kiện du lịch / Dương Quế Nhu // .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 48-49 .- 910

Mục tiêu bài báo là khám phá và đánh giá sức mạnh của truyền miệng điện tử trên mạng xã hội trong tuyên truyền sự kiện du lịch. Facebook được chọn là kênh truyền thông xã hội được nghiên cứu vì nó có số lượng người dùng khổng lồ trên thế giới. Du khách trẻ được chọn làm đối tượng khảo sát do nhóm này có tỉ lệ sử dụng Facebook đáng kể. Lễ hội bánh dân gian tại Cần Thơ được chọn làm sự kiện du lịch cụ thể trong nghiên cứu.

9 Tác động của truyền miệng điện tử đến ý định mua hàng của người tiêu dùng trên nền tảng thương mại trực tuyến tại thị trường Việt Nam / Phạm Văn Tuấn // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 141 .- Tr. 30-38 .- 658

Bài viết nghiên cứu những tác động của truyền miệng điện tử đến ý định mua hàng của người tiêu dùng trên nền tảng thương mại trực tuyến. Trong đó, nghiên cứu kiểm định tác động trực tiếp từ sự chấp nhận eWOM, thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đến ý định mua. Ngoài ra, ý định mua còn chịu tác động gián tiếp của sự chấp nhận eWOM thông qua thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi; ảnh hưởng của sự tin cậy eWOM, chất lượng eWOM thông qua sự chấp nhận eWOM. Bài báo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm định lượng từ 09/01/2020 đến 01/03/2020 nhằm kiểm định mô hình lý thuyết cũng như các giả thuyết nghiên cứu mà nhóm đề xuất. Kết quả cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng sự tin cậy eWOM có ảnh hưởng gián tiếp tới ý định mua hàng thông qua yếu tố sự chấp nhận eWOM, ý định mua chịu sự tác động tích cực trực tiếp từ sự chấp nhận eWOM, chuẩn chủ quan cùng với nhận thức kiểm soát hành vi và sự chấp nhận eWOM có ảnh hưởng tích cực một cách gián tiếp tới ý định mua thông qua các yếu tố thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, chất lượng eWOM không gây ra tác động gián tiếp và thái độ không gây ra tác động trực tiếp tới ý định mua hàng của người tiêu dùng trên nền tảng thương mại mua sắm trực tuyến.

10 Truyền miệng điện tử và những tác động đến ý thức người tiêu dùng / Hoàng Hồ Quang // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 402-405 .- 658

Công dụng của internet có ảnh hưởng vô cùng lớn trong đời sống xã hội, đặc biệt là tính lan truyền. Vận dụng sức mạnh của tính này, nhiều chương trình nghiên cứu đã được ra đời và áp dụng trong cuộc sống như facebook, zalo..., qua đó đã hình thành thêm khía cạnh của hình thái truyền miệng điện tử (eWOM). Với những giá trị này, tác giả đã nghiên cứu đề tài “Truyền miệng điện tử và những tác động đến ý thức người tiêu dùng” nhằm đánh giá mức độ của truyền miệng đỊện tử tới ý thức người tiêu dùng.