CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiêu dùng bền vững

  • Duyệt theo:
1 Thực trạng và giải pháp thúc đẩy thực thi chính sách tiêu dùng xanh tại Việt Nam / Thái Huy Ngọc // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 62-66 .- 363

Tổng quan về tiêu dùng xanh; Chính sách và quy định pháp luật hiện hành về tiêu dùng xanh tại Việt Nam; Khó khăn, thách thức và đề xuất giải pháp thúc đẩy tiêu dùng xanh

2 Tiêu dùng năng lượng, thương mại và ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế / Phan Thị Thu Giang // .- 2023 .- Số 11 (546) - Tháng 11 .- Tr. 112-120 .- 330

Tăng trưởng kinh tế cao là mục tiêu quan trọng trong các chương trình nghị sự tại các quốc gia trong đó có Việt Nam, nhằm thực hiện mục tiêu đưa quốc gia vươn tới con đường thịnh vượng. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tác động của tiêu dùng năng ượng và thương mại quốc tế đến tăng trưởng kinh tế. Qua phân tích định lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy, tiêu dùng năng lượng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, qua đó phản ánh vai trò rất quan trọng của an ninh năng lượng đối với tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cũng khẳng định thương mại quốc tế có tác động tích cực đến tăng trưởng, đặc biệt là tại các phân vị thấp. Tuy vậy, chưa có bằng chứng rõ ràng của tác động FDI đến tăng trưởng.

3 Hành vi tiêu dùng: yếu tố quyết định đến tiêu dùng bền vững ở Việt Nam hiện nay / Hồ Thị Hiền, Trần Thị Thanh Hường, Lê Phan Hà Linh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 68-70 .- 658

Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, nhu cầu của con người đang ngày càng gia tăng và đang vượt quá sức cung của thị trường. Thực tế cho thấy nhu cầu tiêu dùng thì càng tăng trong khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Điều này gây ra rất nhiều vấn đề bất ổn chẳng hạn như chất lượng cuộc sống suy giảm; biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp gây ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân,... Điều đó đã trở thành vấn đề toàn cầu, thay đổi hành vi tiêu dùng và hướng tới tiêu dùng bền vững chính là một trong những biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề đặt ra.

4 Đánh giá tác động của cung tiền lên chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 2013Q1-2021Q4 bằng mô hình kinh tế lượng / Trần Văn Thời // .- 2023 .- Số 628+629 .- Tr. 59-61 .- 330

Trong kinh tế học khi cung tiền thay đổi sẽ làm cho chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng thay đổi. Sự thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng theo cung tiền thường là sự thay đổi cùng chiều. Trong bài viết này tác giả sẽ đi tìm một mô hình kinh tế lượng biểu diễn mối quan hệ giữa hai biến cung tiền và chỉ số giá tiêu dùng để giải quyết bài toán này.

5 Tiêu dùng bền vững trong bối cảnh covid-19 : nghiên cứu thực nghiệm với lý thuyết hành vi có kế hoạch / Nguyễn Thị Phương Linh // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 306 .- Tr. 60-70 .- 658

Tiêu dùng bền vững là chủ đề được quan tâm trong những năm gần đây và đặc biệt khi đại dịch Covid-19 diễn ra. Sử dụng kết hợp phương pháp định tính – phỏng vấn sâu và phương pháp định lượng, nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ giữa các cấu trúc cốt lõi của lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) đối với tiêu dùng bền vững. Kết quả cho thấy thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đều ảnh hưởng tích cực đến ý định tiêu dùng bền vững của người Việt Nam trong bối cảnh Covid-19, trong đó, thái độ có mức độ tác động mạnh hơn hai nhân tố còn lại. Nghiên cứu cũng khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa ý định và hành vi tiêu dùng bền vững của người Việt Nam trong bối cảnh Covid-19. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một vài đề xuất cho cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tiêu dùng bền vững, hướng đến bảo vệ môi trường.

6 Ngành công nghiệp thời trang hậu dịch bệnh: định hình lại các giá trị và tiêu chuẩn tiêu dùng / Đỗ Hồng Hạnh // .- 2022 .- Số 398 .- Tr. 50-53 .- 658

Trong 2 năm trở lại đây ngành công nghiệp thời trang thế giới đang phải đối mặt với những khó khăn thách thức không nhỏ do Đại dịch Covid-19 mang lại. Ngành thời trang là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch, chỉ sau hàng không, du lịch và khách sạn.

7 Tiêu dùng bền vững tại Việt Nam - bối cảnh và khung nghiên cứu đề xuất / Lưu Thị Minh Ngọc, Nguyễn Phương Mai // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 213 .- Tr. 54-59 .- 658

Dựa trên tổng quan thực trạng phát triển bền vững và tiêu dùng bền vững trên thế giới và Việt Nam, bài viết đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bền vững tại Việt Nam.

8 Tiêu dùng xanh ở Việt Nam : thực trạng và giải pháp phát triển / Đàm Thị Ngọc Vân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 572 .- Tr. 53-55 .- 658

Tiêu dùng xanh hiện nay đang được coi là xu hướng tiêu dùng tiến bộ và tiết kiệm, đóng vai trò quan trọng đối với môi trường và xã hội. Việc sử dụng các sản phẩm xanh không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho chính cộng đồng còn góp phần bảo vệ môi trường. Sự xuất hiện của covid-19 đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên và tiết lộ nguyên lý cơ bản của sự đánh đổi mà chúng ta luôn phải đối mặt: con người có những nhu cầu vô hạn, nhưng khả năng đáp ứng cùa hành tinh lại hữu hạn. Những giới hạn đó được phản ánh trong cách tiêu dùng và sản xuất của chúng ta. Covid-19 có thể được coi là chất xúc tác cho sự thay đổi xã hội, chuyền đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững hơn (hay xanh hóa sản xuất và xanh hóa tiêu dùng).

9 Vận dụng mô hình SEM phân tích ý định tiêu dùng xanh của người dân thành phố Trà Vinh / Hồ Mỹ Dung, Nguyễn Công Đoàn, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Phương Uyên // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 550 .- Tr. 38-40 .- 657.98

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến tiêu dùng xanh, từ đó kiểm định xự phù hợp của mô hình trong thực tế và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định tiêu dùng xanh của người dân thành phố Trà Vinh.

10 Kinh nghiệm của thế giới và đề xuất các giải pháp thúc đẩy thực hiện sản xuất, tiêu dùng bền vững ở Việt Nam / Trần Thị Giang, Lê Thị Phượng // Môi trường .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 64-66 .- 330

Kinh nghiệm của thế giới về thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững Việt Nam.