CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ứng dụng công nghệ

  • Duyệt theo:
21 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng giao thức ăn của người tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng / Lê Nam Hải, Phan Thị Trúc Mai // .- 2021 .- Số 51 .- Tr. 55-65 .- 658

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích xem xét các yếu tố tác động đến ý định sử dụng ứng dụng giao thức ăn của người tiêu dùng. Kết quả cho thấy có năm yếu tố: nhận thức tính dễ sử dụng, mong đợi về giá, nhận thức sự thuận tiện, niềm tin và chuẩn chủ quan thực sự có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng. Nghiên cứu đề xuất hàm ý quản trị nhằm giúp các doanh nghiệp về ứng dụng giao thức ăn có thể nâng cao chất lượng, đề ra hướng phát triển và mở rộng thị trường.

22 Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ vật liệu mới / GS. TS. Nguyễn Việt Bắc // .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 28-30 .- 330

Trình bày Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ vật liệu mới” (KC.02/16-20). Chương trình đã tạo ra nhiều quy trình công nghệ tiên tiến, vật liệu, thiết bị mới với chi phí thấp, đóng góp cho sự phát triển của lĩnh vực KH&CN vật liệu trong nước, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm, góp phần tạo thêm việc làm, tăng doanh thu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. Các quy trình công nghệ tiên tiến, các loại vật liệu, thiết bị khoa học mới được tạo ra với chi phí thấp là nền tảng để nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống người dân.

23 “Giúp tôi!” : kết nối chuyên gia, vượt qua Covid-19 / Vũ Hưng // .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 54-55 .- 004

“Giúp tôi!” (http://giuptoi.vn) là một dự án cộng đồng với mục đích chung tay hỗ trợ người dân Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, thuộc Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia. Ứng dụng có thể tải trên 2 nền tảng: Android và IOS. Sau khi tải ứng dụng, mỗi khi cần tư vấn trực tiếp từ các y, bác sĩ hay các chuyên gia, người bệnh hoặc gia đình chỉ cần bấm nút để được kết nối từ thời và nhận sự trợ giúp thông qua tin nhắn hoặc cuộc gọi video. Dự án được thành lập từ tâm huyết của những chuyên gia công nghệ nhằm mục đích chung tay hỗ trợ người dân Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Từ khi khởi xướng, dự án nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ các bộ/ban, ngành cùng hơn 150 tình nguyện viên từ Việt Nam và khắp nơi trên thế giới.

24 Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Hải quan Việt Nam: Thực trạng và giải pháp / Nhan Cẩm Trí // .- 2021 .- Số 60(70) .- Tr. 82-89 .- 004

Ngành Hải quan Việt Nam trong nhiều năm qua đã nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành các hoạt động hải quan và đóng góp nhiều giá trị cho sự phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp cải thiện lĩnh vực hải quan Việt Nam và có những bứt phá ngoạn mục trong điều hành quản lý.

25 Triển khai ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành dệt-may, da ở tỉnh Đồng Nai / Hà Thị Ngọc Oanh, Phạm Quang Văn // .- 2021 .- Số 60(70) .- Tr. 90-99 .- 338

: Bài báo là một phần nội dung công trình nghiên cứu cấp tỉnh Đồng Nai, tác giả đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ 4.0 trong các doanh nghiệp dệt-may, da đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Bằng phương pháp phân tích SWOT nêu được điểm mạnh điểm yếu, cơ hội thách thức là cơ sở thực tiễn quan trọng đề xuất giải pháp cụ thể giúp doanh nghiệp tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ 4.0 trên địa bàn tỉnh.

26 Ứng dụng công nghệ tự động hóa trong trồng trọt : kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Nghệ An / Hồ Khánh Duy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 585 .- Tr. 04-06 .- 650.01

Bài viết tập trung nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng công nghệ tự động hóa trong trồng trọt để đưa ra những khuyến nghị cần thiết giúp tỉnh Nghệ An có thể thúc đẩy phát triển trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ cao một cách bền vững, thân thiện với môi trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao

27 Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, ứng dụng công nghệ cao ở Thái Bình / Lê Xuân Đại, Hồ Mai Ly // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 569 .- Tr.16 - 18 .- 330

Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, thuộc phía nam đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nơi đây, có truyền thồng phát triển nông nghiệp và những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, ứng dụng công nghệ cao. Từ khi đổi mới (1986) đến nay, cùng với cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất sự hỗ trợ của các cấp, các ngành ở Trung ương và sự cố gắng của Nhân dân nền công nghiệp Thái Bình có bước phát triển vượt bậc, từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá lớn, ứng dụng công nghiệp hiện đại.

28 Các yếu tố tác động đến ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp / NCS. Lê Thanh Dung // Tài chính doanh nghiệp .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 36-39 .- 650

Bài viết chỉ ra ba yếu tố quan trọng để thực hiện ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là: (i) sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, (ii) nguồn vốn lớn và (iii) nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng thời làm rõ những rào cản đang tồn tại gồm các bất cập trong quy định, chính sách về đất đai, các yếu tố gây khó khăn trong việc vay vốn của người nông dân và doanh nghiệp, cũng như những hạn chế về nguồn nhân lực của nước ta hiện nay

29 Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực giáo dục du lịch / Nguyễn Văn Lưu // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 26 – 27 .- 910

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục không thế thiếu và buộc phải có trong cách mạng công nghệ 4.0. Nước Mỹ, các nước EU và Châu Á đã có quá trình ứng dụng CNTT trong giáo dục rất hiệu quả. Việt Nam đã bước đầu ứng dụng CNTT để đối mới giáo dục. Trong đại dịch Covid-19, nhiều nước trên thế giới dạy và học trực tuyến, cho thấy vai trò đặc biệt của ứng dụng CNTT vào giáo dục ở tình huống không thể dạy trực tiếp. Vì thế, Việt Nam không thể không ứng dụng CNTT để nâng cao năng lực giáo dục du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

30 Ứng dụng công nghệ thông tin 4.0 trong đổi mới phương pháp giảng dạy tại các trường Đại học / Đỗ Thị Kim Chi // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 545 .- Tr. 4-6 .- 371.1

Trao đổi những thành tựu và hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin 4.0 trong đổi mới phương pháp giảng dạy tại các trường Đại học, đồng thời đưa ra một số kiến nghị, đề xuất liên quan đến công tác này trong thời gian tới.