CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển dịch vụ

  • Duyệt theo:
1 Thực trạng phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam / Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Tấn Khoa // .- 2023 .- Sô 17 (626) .- Tr. 55-61 .- 658

Sự phát triển của kinh tế số và xã hội số đã góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trên toàn cầu và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Đại dịch COVID-19, cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động lớn đến hành vi tiêu dùng và tạo ra nhu cầu tăng về TTKDTM, nhằm giảm tiếp xúc trực tiếp và hạn chế sự lưu thông tiền mặt. Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, so sánh, tổng hợp, thống kê, bài viết tập trung vào việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ tiền di động (Mobile Money) tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, cung cấp các giải pháp chiến lược và khuyến nghị nhằm góp phần phát triển dịch vụ tiền di động tại Việt Nam trong thời gian tới.

2 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử cho ngân hàng thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt / Nguyễn Hữu Đại, Nguyễn Thế Hùng, Phạm Phú Ngọc Tường // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 120-122 .- 332.12

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là một xu thế những năm qua và thông qua đó giúp các ngân hàng thương mại đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh nhằm mở rộng khách hàng, tăng thu nhập. Đây cũng là loại hình dịch vụ tiện ích nên được khách hàng chấp nhận sử dụng rộng rãi. Tuy vậy, đây là loại hình dịch vụ có mức độ rủi ro tiềm ẩn cao và việc triển khai chúng đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu nhất định, nhất là yêu cầu về tính bảo mật khi giao dịch. Bài viết này nghiên cứu những kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở các ngân hàng thương mại nước ngoài (Malaysia, Singapore, ING Direct, ICBC) cũng như tại một số ngân hàng trong nước (ACB, Vietcombank, Vietinbank), qua đó rút ra một số bài học có giá trị mà Ngân hàng thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPBank) có thể nghiên cứu và vận dụng để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.

3 Phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế / Nguyễn Thị Bích Hạnh // .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 77-80 .- 337

Trong những năm gần đây dịch vụ thuế tại Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực nhằm đáp ứng các yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế, song còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Bài viết đánh giá lại thực trạng phát triển dịch vụ thuế tại Việt Nam trong bối cảnh hoi nhập kinh tế và đề xuất các giải pháp cho thời gian tới.

4 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển dịch vụ phi tín dụng / Đinh Thanh Nam // .- 2021 .- Số 764 .- Tr. 123-126 .- 332.12

Dịch bệnh COVID-19 bùng phát từ cuối năm 2019 đến nay, với phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới và diễn biến khó lường, đã để lại hệ quả không nhỏ cho toàn bộ hệ thống tài chính và các ngân hàng thương mại. Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trở nên khó khăn hơn, tăng trưởng tín dụng giảm đáng kể so với giai đoạn trước dịch bệnh. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần đẩy mạnh tiến trình phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại, đa dạng hóa và hướng tới số hóa các nghiệp vụ phi tín dụng. Bài viết khái quát kinh nghiệm phát triển của dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại tại một số quốc gia, từ đó đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.

5 Phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng / Nguyễn Thị Ái Diễm, Huỳnh Lý Thùy Linh // .- 2021 .- Số 3(46) .- Tr. 24-33. .- 338.4791

Đà Nẵng có nhiều lợi thế trở thành điểm du lịch mua sắm nổi tiếng ở Việt Nam nhưng Đà Nẵng vẫn chưa khai thác hiệu quả. Trên cơ sở mô hình du lịch mua sắm của một số quốc gia nổi tiếng, nghiên cứu định tính sẽ được sử dụng để phác thảo cơ sở lý luận về du lịch mua sắm và kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu có liên quan nhất để đề xuất các giải pháp phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng.

6 Phát triển cà phê đặc sản : tập trung thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu chất lượng / Thanh Liêm // Tài chính doanh nghiệp .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 32-33 .- 658

Phát triển cà phê đặc sản phải gắn với cà phê chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường về chất lượng. Ở thị trường Việt Nam hiện nay, bình quân tiêu thụ 2 kg cà phê/người/năm. Do đó, phát triển cà phê đặc sản phải xác định được thị trường và coi trọng thị trường tiêu thụ nội địa. Phát triển theo chuỗi, tập trung áp dụng quy trình và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cà phê đặc sản của thế giới trong phát triển cà phê đặc sản cả xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

7 Những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển khu vực dịch vụ ở thành phố Hải Phòng / Đào Thị Thu Trang // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 579 .- Tr. 54-56 .- 330

Bài viết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển khu vực dịch vụ ở thành phố Hải Phòng, tìm ra hạn chế để chính quyền thành phố có biện pháp phù hợp thúc đẩy khu vực dịch vụ phát triển hiệu quả