CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật sư

  • Duyệt theo:
21 Luật sư trong tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay / Tôn Thất nhân Tước // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 12 .- Tr.5 - 13 .- 345.5970773

Tham gia tố tụng trong vụ án hình sự là một chức năng cung ứng dịch vụ pháp lý của luật sư được pháp luật hành nghề Luật sư và Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định. Trong chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 được Bộ Chính trị ban hành đã xác định vai trò và vị trí của luật sư trong thời gian qua. "Đào tạo, phát triển đội ngũ Luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để Luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với Luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức Luật sư; đề cao trách nhiệm của các tổ chức Luật sư đối với thành viên của mình.

22 Ai bảo vệ quyền lợi luật sư khi hành nghề? / Đào Ngọc Lý // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr.48 - 49 .- 346

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của luật sư trong hành nghề là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư, đã được quy định rõ trong Luật Luật sư năm 2006 ( sửa đổi năm 2012 ) và Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

23 Thủ tục tố tụng của tòa án luật sư ở Cộng hòa Liên Bang Đức / Nguyễn Quang Du // .- 2021 .- Số 7 .- Tr.60 - 62 .- 346

Như chúng ta được biết, đối với hệ thống pháp luật Đức, để giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tùy theo loại hình tài phán, tòa án sử dụng các thủ tục thuộc luật tố tụng dân sự, hình sự, hành chính, tài chính, xã hội, trọng tài… để giải quyết. Thủ tục tố tụng của tòa án Luật sư mang nhiều nét đặc trưng. Trải qua 62 năm, kể từ khi Luật Luật sư liên bang (sau đây gọi là LLS Đức 1959) quy định tại phần 7, gồm 5 chương, 5 tiết, 52 điều, đã khẳng định cơ sở pháp lý, vai trò và ý nghĩa của nó.

24 Thủ tục tố tụng của Tòa án luật sư ở Cộng Hòa Liên Bang Đức / Nguyễn Quang Du // .- 2021 .- Số 8 .- Tr.60 - 64 .- 346

Như chúng ta được biết, đối với hệ thống pháp luật Đức, để giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tùy theo loại hình tài phán, tòa án sử dụng các thủ tục thuộc luật tố tụng dân sự, hình sự, hành chính, tài chính, xã hội, trọng tài… để giải quyết.

25 Vai trò của luật sư trong hoạt động tư pháp theo tinh thần hiến pháp 2013 / Nguyễn Văn Tuân // Luật học .- 2021 .- Số 9 .- Tr.26 - 30 .- 340.9

Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận các nguyên tắc về tôn trọng và bảo vệ quyền con người, bình đẳng, công bằng trong hoạt động tư pháp, trong đó có quyền bào chữa được bảo đảm. Bài viết phân tích các quy định của pháp luật về quyền bào chữa của người bị buộc tội và thực trạng vai trò của người Luật sư trong việc bào chữa cho người bị buộc tội. Từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Luật sư trong hoạt động tư pháp theo tinh thần Hiến pháp năm 2013.

26 Xây dựng đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế / Phạm Văn Đàm // Luật học .- 2021 .- Số 4 .- Tr.25 - 28 .- 341.752

Hội nhập kinh tế đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đây được xem là xu thế không thể đảo ngược trong một thế giới toàn cầu. Tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam, khi gia nhập"sân chơi" toàn cầu, đều phải cam kết tuân thủ "luật chơi" chung, phải tôn trọng và áp dụng các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế mà quốc gia đó đã kí kết hoặc tham gia. Tuy nhiên, do nước ta hiện là một quốc gia đang phát triển, việc tham gia hội nhập quốc tế cũng chậm hơn so với nhiều quốc gia trên thế giới. Do vậy trình độ, kinh nghiệm hội nhập quốc tế còn nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là về luật pháp quốc tế. Đa phần người dân, doanh nghiệp chưa hiểu nhiều về pháp luật quốc tế, vì thế khi tham gia vào các quan hệ pháp luật có các yếu tố nước ngoài thường rơi vào vị trí của người yếu thế. Trong bối cảnh đó, vai trò của đội ngũ luật sư là hết sức quan trọng. Thực tế trong những năm qua, đội ngũ luật sư Việt Nam đã có những đóng góp hết sức to lớn vào tiến trình hội nhập toàn diện của đất nước. Bài viết đi vào phân tích những nét cơ bản của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng đội ngũ luật sư trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay.

27 Chức năng xã hội và nguyên tắc hành nghề luật sư ở Việt Nam / Phan Trung Hoài, Ngô Thị Ngọc Vân // Nghề luật .- 2021 .- Số 01 .- Tr.31 – 41 .- 340

Luật sư là một chủ thể xã hội có kiến thức và kỹ năng thực hành pháp luật thông qua các thiết chế, khuôn khổ pháp lý do Nhà nước quy định và tổ chức, được tiến hành các biện pháp pháp lý, thực hiện các quyền, nghĩa vụ khi cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng và đảm bảo sự áp dụng thống nhất pháp luật. Trong quá trình hành nghề, mỗi cá nhân luật sư cần nhận thức rõ chức năng xã hội của mình và tuân thủ các nguyên tắc hành nghề mà Luật luật sư đã quy định.

28 Vai trò của luật sư trong tố tụng dân sự Việt Nam / Dương Quỳnh Hoa // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 74 - 82 .- 340

Phân tích vai trò của luật sư trong tố tụng dân sự Việt Nam theo Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao vai trò của luật sư trong tố tụng dân sự Việt Nam.

29 Đặc điểm hoạt động bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự Việt Nam / Ngô Thị Ngọc Vân // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 26 – 29 .- 340

Hoạt động bào chữa của luật sư có những đặc điểm riêng, bởi những hoạt động đó xuất phát từ các công việc do luật sư tiến hành trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật. Hoạt động này có những đặc điểm cơ bản như tính chuyên nghiệp, tuân thủ quy tắc đạo đức, không có khuôn mẫu, dựa vào sự nhạy bén, linh hoạt, năng động của luật sư, thể hiện tính độc lập và tự chịu trách nhiệm cá nhân trước khách hàng về hoạt động nghề nghiệp của mình.