CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Luật sư
1 Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự là tổ chức hành nghề luật sư / Nguyễn Huy Hoàng // .- 2023 .- Số 11 (171) - Tháng 11 .- Tr. 36-52 .- 340
Pháp nhân, bao gồm các tổ chức hành nghề luật sư, thực hiện dịch vụ đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự ngày càng phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Thực tiễn cho thấy các quy định pháp luật về pháp nhân là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự còn nhiều bất cập. Bài viết nêu một số khó khăn, vướng mắc để đưa ra những góp ý hoàn thiện pháp luật về người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự là các tổ chức hành nghề luật sư.
2 Luật sư trong các chế độ cũ ở Việt Nam / Liêu Chí Trung // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 08 .- Tr. 7-14 .- 340
Luật sư và nghề luật sư ngày càng được quan tâm và phát triển ở nước ta. Dẫu vậy không phải ai cũng biết trong hơn một trăm năm qua, dù ra đời sau so với nhiều ngành nghề khác và phải trải qua không ít thăng trầm, nhưng các luật sư, dù là người Việt hay người nước ngoài, vẫn luôn để lại những dấu ấn đặc biệt khi tham gia hành nghề dưới các chế độ cũ ở Việt Nam. Bài viết tập trung giới thiệu, phân tích về những luật sư tiêu biểu với các hoạt động nổi bật của họ ở Việt Nam trước năm 1975.
3 Hoàn thiện thể chế quản lý luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam / Nguyễn Hữu Ước // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 08 .- Tr. 15-20 .- 340
Một trong yêu cầu cấp thiết của quản lý luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế. Trong điều kiện tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, việc nghiên cứu và đề xuất định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Bài viết bàn về khái niệm, đặc điểm, các yêu cầu và định ướng hoàn thiện thể chế quản lý luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay.
4 Bàn về dịch vụ pháp lý đại diện của luật sư và đại diện theo ủy quyền của cá nhân, pháp nhân khác / Thiều Hữu Minh // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 34-37 .- 346.066
Bài viết bàn về dịch vụ pháp lý đại diện được cung cấp bởi tổ chức hành nghề luật sư/luật ủy quyền của cá nhân, pháp nhân khác. Từ việc phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn giao dịch, tác giả chỉ ra những điểm khác nhau cần phân biệt giữa hai loại dịch vụ có nhiều nét tương đồng được cung cấp bởi hai chủ thể khác nhau và nghĩa của việc phân biệt những điểm khác nhau đó.
5 Luật sư làm chứng trong vụ giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực trạng và kiến nghị / Ngô Thị Hồng Ánh // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 38-40 .- 346.597 043
Thời gian qua, tình trạng luật sư đứng ra làm chứng trong các giao dịch về chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất không đủ điều kiện chuyển nhượng, thậm chí chủ thể chuyển nhượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự diễn ra ngày một nhiều. Việc nghiên cứu quy định pháp luật có liên quan về việc làm chứng của luật sư trong các giao dịch, góp phần giúp nhìn rõ quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của luật sử trong quá trình hành nghề. Từ đó góp phần hoàn thiện quy định pháp luật, nâng cao đạo đức hành nghề của luật sư, bảo đảm môi trường pháp lý công khai, minh bạch, tôn trọng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
6 Mối lương duyên giữa nghề luật sư - báo chí và các luật sư Việt Nam tiêu biểu làm báo / Liêu Chí Trung // Luật học .- 2023 .- Tr. 5-10 .- 340
Luật sư và báo chí là hai nghề khác nhau, nhưng lại có nhiều điểm khá tương đồng và đã có không ít luật sư nổi tiếng ở Việt Nam là nhà báo hoặc liên quan trực tiếp đến nghề báo. Bài viết tập trung phân tích những điểm giống nhau cơ bản giữa nghề luật sư và báo chí, đồng thời giới thiệu về một số luật sư Việt Nam tiêu biểu là nhà báo đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
7 Giải quyết xung đột lợi ích trong hành nghề luật sư / Nguyễn Hải Nam // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 9 .- Tr.10-14 .- 340
Giải quyết xung đột lợi ích là một yêu cầu cơ bản trong hành nghề Luật sư. Đây là nghĩa vụ luật định, đồng thời là nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp của Luật sư. Giải quyết xung đột lợi ích đã được quy định trong Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam được ban hành từ năm 2011 (Quy tắc 2011). Trước đó, (Quy tắc mẫu) do Bộ Tư Pháp ban hành năm 2022 cũng đã quy định về hành vi ứng xử của luật sư khi "có mâu thuẫn về quyền lợi" giữa các khách hàng của luật sư, giữa khách hàng của luật sư hoặc với người thân thích của luật sư. Bài viết đi sâu phân tích về khái niệm này.
8 Kỹ năng của luật sư khi tham gia giải quyết các tranh chấp lao động / Nguyễn Văn Tuấn // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 8 .- Tr.60-62 .- 344.01597
Khoản 1, Điều 179, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: "Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động". Khi tham gia giải quyết các vụ án tranh chấp lao động, ngoài những kỹ năng chung, người Luật sư cần nắm được những đặc thù trong việc giải quyết các vụ án lao động cũng như hậu quả pháp lý của nó.
9 Luật sư trong các chính phủ và chính quyền cách mạng trước năm 1975 / Liêu Chí Trung // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 4 - 7 .- 340
Những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trước diễn biến phức tạp của tình hình trong nước, chính quyền cách mạng đã phải trải qua những giai đoạn hết sức khó khăn, phức tạp. Tuy vậy, trong hoàn cảnh đó đã có nhiều Luật sư tham gia bộ máy chính quyền nhân dân, đồng thời có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp chung của đất nước. Bài viết giới thiệu về một số Luật sư tiêu biểu trong các chính phủ và chính quyền cách mạng để thấy phần nào vai trò, hoạt động của Luật sư trong quá trình xây dựng nhà nước và đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
10 Về hoạt động thu thập chứng cứ là vật chứng của luật sư / Nguyễn Thanh Thảo Nhi // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 8 - 11 .- 340
Phát hiện, thu thập chứng cứ và thu thập vật chứng trong vụ án hình sự là một trong các hoạt động thuộc thẩm quyền của luật sư nhằm tìm ra và thu giữ những sự kiện, sự vật liên quan đến hành vi phạm tội, để từ đó khai thác những sự kiện, sự vật này làm cơ sở cho việc bào chữa, bảo vệ thân chủ cũng như góp phần vào việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Bài viết phân tích các quy định pháp luật đối với nguồn chứng cứ là vật chứng, qua đó thể hiện quan điểm của tác giả về thực trạng và những khó khăn mà các Luật sư gặp phải khi thu thập chứng cứ là vật chứng của vụ án. Bài viết phân tích các quy định pháp luật đối với nguồn chứng cứ là vật chứng, qua đó thể hiện quan điểm của tác giả về thực trạng và những khó khăn mà các luật sư gặp phải khi thu thập chứng cứ là vật chứng của vụ án.