CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Dệt may

  • Duyệt theo:
1 Đào tạo nguồn nhân lực nhằm duy trì và phát triển bền vững tại các doanh nghiệp may Việt Nam / // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 58-60 .- 658.3

Trong thời đại Công nghệ 4.0 với sự mở rộng ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin, điều khiển, động hóa. Sự phát triển của công nghệ và sự lan truyền của internet đã tạo ra môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh. Các hệ thống sử dụng trí thông minh nhân tạo sẽ thay thế con người trong nhiều công đoạn hoặc trong toàn bộ dây chuyền sản xuất nhất là trong những ngành sử dụng nhiều lao động như ngành may. Chính vì các doanh nghiệp may cần phải nhập cuộc mạnh mẽ trong việc đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động đang có của mình nhằm hướng tới bộ máy hoạt động tinh gọn hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất thực tế hiện và xây dựng một nguồn nhân lực bền vững, có khả năng thích nghi và phát triển trong thời đại số.

2 Thúc đẩy xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế tuần hoàn / Nguyễn Thị Vân // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 4-6 .- 330

Xuất khẩu dệt may trong bối cảnh nền kinh tế tuần hoàn tập trung vào phân tích ba yếu tố là nguồn của ngành dệt may, cầu của xuất khẩu dệt may và các chính sách xuất khẩu dệt may trong nền kinh tế hoàn. Trong bối cảnh kinh tế tuần hoàn toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam đang đón nhận những cơ mở rộng và tăng trưởng như tận dụng lợi thế từ các FTAs, công nghệ hiện đại, đa dạng hóa thị trườngđó bài nghiên cứu đưa ra các hàm ý chính sách đối với chính phủ và doanh nghiệp để thúc đẩy xuất dệt may của Việt Nam trong nền kinh tế tuần hoàn.

3 Giải pháp quản lý chuỗi cung ứng ngành Dệt may trong giai đoạn hiện nay / Vũ Thị Kim Thanh // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 159-162 .- 658.7

Dệt may là một trong những ngành đóng góp rất lớn cho nền kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng của ngành Dệt may Việt Nam đang đứng trước những khó khăn như dịch bệnh, suy thoái kinh tế toàn cầu, sức mua giảm trên cả thị trường trong nước và thị trường của các nước nhập khẩu lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... Bài viết này trao đổi tổng quan về quản lý chuỗi cung ứng bền vững, thực trạng chuỗi cung ứng ngành Dệt may hiện nay, từ đó tác giả đưa ra một số đề xuất đối với hoạt động quản lý chuỗi cung ứng ngành Dệt may một cách bền vững trong thời gian tới.

4 Covid-19: Chất xúc tác dịch chuyển chuỗi cung ứng dệt may / Đặng Thanh Huyền // .- 2021 .- Số 396 .- Tr. 60-63 .- 658.5

Khi Đại dịch Covid-19 xảy ra và bùng phát trên toàn thế giới bắt đầu từ năm 2020 đã gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Nó cho thấy cần phải cải thiện tính linh hoạt để giảm thiểu rủi ro do ảnh hưởng của dịch bệnh trên diện rộng vì sự gián đoạn kéo dài và nghiêm trọng sẽ gây ra thiệt hại lớn về tài chính. Chính điều này như một chất xúc tác tạo ra một phong trào hướng tới xây dựng và quản lý chuỗi cung ứng vừa đa dạng vừa phải nhanh nhẹn hơn.

5 Những tín hiệu tích cực sau đại dịch / Quang Nam // Dệt may & Thời trang Việt Nam .- 2021 .- Số 395 .- Tr. 16-21 .- 658

Đơn hàng dối dào cho 3 tháng cuối năm, biến động lao động không quá lớn là những tín hiệu tích cực cho phục hồi sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp dệt may khu vực Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam. Tuy nhiên các doanh nghiệp cần có sự thống nhất cơ chế giữa các địa phương giáp ranh để thuận tiện cho người lao động di chuyển.

6 Triển vọng kinh tế 2022 và cơ hội phục hồi của ngành dệt may / Trần Văn // .- 2021 .- Số 395 .- Tr. 10-12 .- 330

Triển vọng đối với thị trường kinh tế đang phát triển đã giảm xuống cho năm 2021, nhất là đối với Châu Á vì đợt bùng phát dịch bệnh do biến chủng delta. Giá thành sản phẩm là tối quan trọng và các doanh nghiệp trên thế giới đều sống chết cắt giảm chi phí và xây dựng thương hiệu để định vị phân khúc thị trường cho sản phẩm hàng hóa của mình.

7 Vững vàng trên con đường đầy thử thách của năm 2022 / Lê Tiến Trường // .- 2021 .- Số 395 .- Tr. 6-7 .- 658

Năm 2022 là thời điểm đầu tiên của 3 năm phục hồi sau dịch Covid-19. Những thách thức lớn đặt ra cho doanh nghiệp bài toán xây dựng kế hoạch năm đảm bảo rõ mục tiêu, chỉ tiêu, đích đến trên cơ sở những dự báo sát với thực tiễn và mang tính khoa học là nội dung chính được đăng tải trên tạp chí Dệt may và Thời trang số này.

8 Sáng kiến và bước đi của chính phủ Ấn Độ hỗ trợ ngành dệt may bứt phá / Vương Đức Anh // .- 2021 .- Số 394 .- Tr. 50-53 .- 677

Xuất khẩu toàn ngành dệt may Ấn Độ trong năm tài chính 2020 giảm mạnh 13% so với năm trước. xuất khẩu may mặc giảm 20%. Tuy nhiên Ấn Độ cho thấy khả năng phục hồi nhanh, kim ngạch 7 tháng đầu năm 2021 tăng 52%. Ngoài ra kể đến chính sách hỗ trợ và sáng kiến của chính phủ tạo nên chuyển động của ngành dệt may Ấn Độ.

9 Sự gia tăng của dịch vụ cho thuê thời trang / Hoàng Ngọc Hân // .- 2021 .- Số 394 .- Tr. 54-57 .- 677

Trong những năm gần đây các nền tảng cho thuê thời trang trở nên phổ biến, thúc đẩy sự ra đời của nền kinh tế nền tảng cho thuê thời trang. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tác động đến tư duy nhận thức mua sắm.

10 Vinatex sáng tạo, linh hoạt, tự lực tự cường, hoàn thành mục tiêu kép / Giang Nguyễn // Dệt may & Thời trang Việt Nam .- 2021 .- Số 393 .- Tr. 8-11 .- 658

Tập đoàn dệt may Vinatex đóng vai trò nòng cốt, đẫn đầu trong mục tiêu kép của ngành. Điều này cho thấy trong khó khăn vẫn có nhiều tấm gương sáng vươn lên vượt khó, có mô hình hiệu quả bảo vệ chăm lo cho đời sống công nhân và duy trì sản xuất tốt.