CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bản sắc văn hóa

  • Duyệt theo:
1 Văn học di cư – giới thuyết về khái niệm và một vài đặc trưng cơ bản / Đỗ Thị Hường // Nghiên cứu văn học .- 2023 .- Số 2(612) .- Tr. 19-32 .- 800.01

Khái niệm di cư, văn học di cư và các thuật ngữ liên quan trong nghiên cứu văn học di cư thế giới. Phân tích mối liên hệ của văn học di cư và lí thuyết hậu thuộc địa. Trình bày một số đặc trưng của văn học di cư.

2 Phát huy bản sắc văn hóa ngoại giao "cây tre Việt Nam" trong bối cảnh xây dựng cộng đồng ASEAN tầm nhìn đến năm 2025 / Phạm Thị Hồng Xuân // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 11(272) .- Tr. 32-38 .- 327

Bài viết trình bày 3 nội dung: Nhân học biểu tượng và biểu tượng cây tre trong văn hóa Việt Nam; Nét đặc sắc của văn hóa ngoại giao cây tre của Việt Nam; Phát huy hơn nữa bản sắc văn hóa ngoại giao "cây tre Việt Nam" trong bối cảnh xây dựng cộng đồng ASEAN tầm nhìn đến năm 2025.

3 Bản sắc châu Âu và chủ nghĩa dân túy tại EU hiện nay / Trần Thị Khánh Hà // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 2(245) .- Tr. 57-69 .- 327

Tìm hiểu về nổ lực tìm kiếm một bản sắc châu Âu cũng như cố gắng xây dựng và nâng cao sự gắn bó của người dân với châu Âu, từ đó lý giải chủ nghĩa dân túy tại Liên minh Châu Âu hiện nay từ góc độ văn hóa.

4 Bản sắc văn hóa Việt Nam trong quan hệ đối ngoại với các nước Asean từ năm 1995 đến nay / Lê Xuân Thân, Phan Thị Hồng Xuân // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 4(251) .- Tr. 41-48 .- 327

Bài viết gồm 3 nội dung chính : Định vị văn hóa Việt Nam; Vận dụng các yếu tố văn hóa Việt Nam trong quan hệ đối ngoại với các nước Asean; Một số ý kiến góp phần nâng cao giá trị bản sắc Việt Nam trong Cộng đồng Asean tầm nhìn năm 2025.

5 Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam / Ngô Thị Hương // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 42 - 48 .- 400

Trình bày nội dung: 1. Mở đầu; 2. Thế giới quan thần bí, sơ khai, tín ngưỡng vạn vật hữu linh; 3. Đề cao đời sống tinh thần, sống đoàn kết, hài hòa, tình nghĩa; 4. Đức tính cần cù, thông minh, sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường tự nhiên khắc nghiệt; 5. Cách tư duy tự nhiên, chân thật, phản ánh lối sống giản dị, mộc mạc và 6. Kết luận.

6 Bản sắc dân tộc Nga và tư tưởng cứu thế: Những thông diễn từ văn học / Nguyễn Thị Như Trang // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 6 (568) .- Tr. 54 - 65 .- 400

Trình bày các mục như sau: 1. Dẫn nhập; 2. Tư tưởng Cứu thế: cơ sở kiến tạo bản sắc văn hóa Nga; 3. Một hình dung về “ta” và “kẻ khác” của văn học Nga từ cảm thức Cứu thế và 4. Kết luận.

7 Phát huy giá trị của tiếng Tày và chữ Nôm Tày: từ góc nhìn của khảo cứu Thái học Việt Nam / Vương Toàn // .- 2018 .- Số 7 .- Tr. 5-12 .- 400

Nhờ có chữ Nôm mà người Tày đã lưu giữ được kho tàng văn học và tri thực dân gian vô giá. Chữ Nôm Tày đã hoàn thành tốt đẹp sứ mệnh đó, song giá trị của nó thì còn chưa được chúng ta đánh giá chính xác và đầy đủ. Cũng như các bộ chữ cổ của người Tháu, chữ Nôm Tày thu hút sự quan tâm của Thái học Việt Nam, một chương trình khoa học chú ý đặc biệt đến bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc nhóm Tày - Thái, nhằm bảo tồn và phát huy các yếu tố tích cực của nó trong cuộc sống hiện đại.