CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Công ước Quốc tế
1 Pháp luật về biển của Trung Quốc dưới góc nhìn của Luật Quốc tế / Ngô Hữu Phước // .- 2023 .- Số 11 (171) - Tháng 11 .- Tr. 86-99 .- 340
Bài viết này nghiên cứu so sánh Tuyên bố về Đường cơ sở năm 1996, Luật Hải Cảnh năm 2021, Luật An toàn hàng hải năm 2021 của Trung Quốc với quy định của luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 để chỉ ra những quy định vi phạm pháp luật quốc tế của các văn bản nói trên. Đồng thời, kiến nghị một số giải pháp nhằm vô hiệu hóa hiệu lực của các văn bản pháp luật nói trên của Trung Quốc, góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam và quyền tự do hàng hải, tự do hàng không của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
2 Các qui định của pháp luật quốc tế về phòng, chống bạo lực trẻ em / Nguyễn Thùy Dương // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 45-49 .- 341.48
Bài viết trình bày khái quát về tình hình bạo lực trẻ em và các hình thức bạo lực trẻ em phổ biến trên thế giới hiện nay, bao gồm bạo lực trẻ em ở cộng đồng; bạo lực trẻ em tại nơi giáo dưỡng; bạo lực trẻ em mang tính hệ thống. Đồng thời phân tích các quy định của pháp luật quốc tế về phòng chống bạo lực trẻ em, đặc biệt là Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC) năm 1989 và các văn bản pháp lý quốc tế có liên quan khác.
3 Phạm vi áp dụng của Công ước Singapore về hòa giải và khả năng gia nhập của Việt Nam / Trần Hoàng Tú Linh, Lê Minh Nhựt // .- 2022 .- Số 08(156) .- Tr. 65-77 .- 346.5970702632
Bài viết tác giả phân tích nọi hàm của hàm vi điều chỉnh được quy định trong Công ước Singapore, đối chiếu với pháp luật Việt nam. Từ đó đánh giá khả năng Việt Nam gia nhập Công ước Singapore xét ở khía cạnh phạm vi điều chỉnh của Công ước và đề xuất sửa đổi các quy phạm pháp luật phù hợp với Công ước Singapore nếu Việt Nam gia nhập.
4 Hai mặt của “đồng tiền” mã hóa và một số vấn đề pháp lý trong việc áp dụng Công ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế / Huỳnh Quang Thuận // .- 2022 .- Số 07(155) .- Tr. 101-114 .- 346.5970702632
Bài viết tập trung làm rõ các khía cạnh pháp lý trong việc áp dụng Công ước Vienna 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đối với các giao dịch tiền mã hóa về hai vấn đề chính: Làm rõ bản chất của các loại tiền mã hóa và xác định liệu loại tài sản này có phải là hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG, làm rõ liệu các loại tiền mã hóa này có thể được xem là một dạng phương tiện thanh toán trong các điều khoản về thanh toán của CISG và các vấn đề pháp lý liên quan.
5 40 năm Công ước Luật Biển 1982 : ý nghĩa của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc đối với trật tự trên biển dựa trên luật pháp quốc tế / Phan Duy Hảo // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 1(128) .- Tr. 45-74 .- 340
Phân tích tính chất, đặc điểm, tìm hiểu thực tế sử dụng và hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS trong 40 năm qua, từ đó đánh giá ý nghĩa của cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS đối với việc thúc đẩy trật tự trên biển dựa trên luật pháp quốc tế.
6 Hiệu lực của hợp đồng theo công ước Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: “Khoảng xám” cho xu hướng quay về áp dụng pháp luật quốc gia / Trần Thị Thuận Giang, Lê Tấn Phát // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 05 (126) .- Tr. 90 – 102 .- 340
Vấn đề hiệu lực của hợp đồng thương mại quốc tế được quy định trong Công ước Liên Hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) thông qua tuyên bố minh thị tại Điều 4 CISG. Theo đó, Công ước không điều chỉnh vấn đề hiệu lực của hợp đồng, trừ trường hợp có quy định khác rõ ràng được nêu trong Công ước. Tuy nhiên, trên thực tế áp dụng, có những vấn đề pháp lý không rõ có thuộc về vấn đề hiệu lực của hợp đồng. Vấn đề này sẽ được phân tích thông qua bài viết.
7 Thực thi một số công ước quốc tế về chống khủng bố tại Việt Nam / Nguyễn Lan Nguyên // .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 55-57 .- 341
Cho tới nay, các văn kiện pháp lý quốc tế về chống khủng bố đã tạo thành một khung pháp luật quốc tế đồng bộ làm cơ sở cho tiến trình hợp tác quốc tế chống khủng bố. Tuy nhiên, trước sự gia tăng phức tạp của hoạt động khủng bố quốc tế như hiện nay, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm thực thi có hiệu quả các công ước về chống khủng bố mà Việt Nam đã là thành viên.