CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Công chức

  • Duyệt theo:
1 Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành tài chính / Lê Văn Nam // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 93-96 .- 332

Trong những năm qua, Bộ Tài chính đã luôn quan tâm đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức và đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức vẫn còn nhiều hạn chế. Bài viết phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác này trong ngành Tài chính.

2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nay / Vũ Cẩm Lệ // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 25-27 .- 658.3

Đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) công chức là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của công chức; hướng tới mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn. ĐTBD tập trung trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc cho công chức (CC), trong đó, cung cấp những kiến thức, lý luận cơ bản, trang bị kỹ năng, cách thức hoạt động thực thi công việc, giáo dục thái độ thực hiện công việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người CC.

3 Nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh / Võ Văn Hùng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 638 .- Tr. 30-32 .- 658.3

Trong những năm gần đây, đội ngũ CC cấp xã trong cả nước nói chung và TPHCM nói riêng đã có những mặt tiến bộ rõ nét. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ mới của đất nước, của địa phương thì đội ngũ CC cấp xã còn nhiều bất cập. Trong bối cảnh trên, cần có một sự nghiên cứu toàn diện về đội ngũ CC cấp xã, để có giải pháp nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ CC cấp xã ở huyện Bình Chánh, TPHCM nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực trong thời gian tới. Đây là vấn đề cấp bách, phù hợp với yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay, phù hợp với thực tiễn của địa phương.

4 Thời hiệu xử lý kỷ luật công chức và những nội dung cần hoàn thiện / Cao Vũ Minh, Vũ Văn Huân // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 01 + 02 (473 +474) .- Tr. 98 – 105 .- 340

Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019, thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Trong bài viết này, các tác giả phân tích về thời hiệu xử lý kỷ luật công chức và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.

5 Hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam / Lê Tuấn Phong // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 23 (423) .- Tr. 52 – 59 .- 340

Công chức có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động của cơ quan, tổ chức, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của chế độ, của đất nước. Cũng bởi tầm quan trọng như vậy nên Đảng và Nhà nước ta luôn có sự quan tâm đặc biệt đến đội ngũ công chức, phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng họ có đủ tài, đức, đủ năng lực tổ chức và biết cách tổ chức thực hiện chính xác, hiệu quả mọi nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm được giao.

6 Từ chức của công chức trong pháp luật Việt Nam / Đặng Phước Thông, Lê Thị Hồng // Luật học .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 46 – 59 .- 340

Công chức khi được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lí thì sẽ phát sinh năng lực pháp lí của chủ thể giữ chức vụ, đồng thời phát sinh quyền từ chức vừa là quyền con người, quyền công dân mà chủ thể đặc biệt là công chức nắm giữ, vừa là quyền dân sự thuộc về dạng quyền nhân thân không gắn với tài sản. Bài viết làm sáng tỏ một số lí luận chung về quyền từ chức của công chức và quy định pháp luật về từ chức của công chức, đưa ra một số đánh giá và kiến nghị.

7 Thực hiện quy định của pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo trong cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay / Hoàng Minh Hội // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Tr.43 – 50 .- Tr.43 – 50 .- 340

Thời gian qua, có xảy ra hiện tượng chạy chức, chạy quyền và những tiêu cực trong công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức ở một số địa phương đã gây bất bình trong nhân dân và dư luận. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do nhiều quy định của pháp luật có liên quan còn bất cập, hạn chế. Bài viết này phân tích thực trạng pháp luật, thực trạng tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo trong cơ quan nhà nước ở nước ta và đề xuất một số giải pháp.

8 Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật công chức / Phan Lê Hoàng Toàn // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 8(129) .- Tr. 18 – 26 .- 340

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại là vấn đề liên quan đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở lĩnh vực nào, khiếu nại và giải quyết khiếu nại cũng đều quan trọng và cần phải được thực hiện một cách đúng đắn, nghiêm minh. Bài viết phân tích các quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật công chức, từ đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện.

9 Một số giải pháp về hoàn thiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức / Nguyễn Cảnh Hợp, Mai Thị Lâm // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 07 (119) .- Tr. 40 – 44 .- 340

Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sử dụng công chức. Căn cứ pháp lý của các quy trình này đã được quy định trong nhiều văn bản pháp luật từ luật, nghị định, thông tư đến quyết định của rất nhiều cơ quan khác nhau. Tuy nhiên thực tế cho thấy hoạt động bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm được tiến hành bởi người có thẩm quyền gặp nhiều bất cập. Bài viết phân tích những hạn chế của pháp luật, thực hiện pháp luật và đưa ra giải pháp hoàn thiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức.