CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Vùng kinh tế trọng điểm
1 Vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc / Đoàn Thị Trang // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 43 - 45 .- 330
Bài viết này phân tích thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế du lịch ở vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc và đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.
2 Cấu trúc việc làm và suất sinh lợi từ vốn con người tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam / Võ Thành Tâm, Huỳnh Ngọc Chương, Huỳnh Ái Hậu // .- 2023 .- Số 07 .- Tr. 85-100 .- 330
Nghiên cứu này sử dụng bộ dữ liệu điều tra lao động Việt Nam (LFS) năm 2020 với 49.207 quan sát sau khi chọn lọc để ước lượng và đánh giá suất sinh lợi của vốn con người tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thông qua mô hình Heckman. Kết quả nghiên cứu cho thấy suất sinh lợi gắn liền với vốn con người của người lao động, việc thúc đẩy gia tăng vốn con người ở tất cả các khía cạnh đều thúc đẩy mức sinh lợi càng cao.
3 Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong liên kết Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung / Huỳnh Thị Hồng Hạnh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 238 .- Tr. 11-14 .- 910
Phát triển du lịch của một địa phương trong liên kết vùng, thực chất là đi sâu vào bản chất mang tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng của ngành du lịch. Khai thác tốt điều này giúp bổ sung thêm sức mạnh, thúc đẩy du lịch phát triển sâu hơn, dài hơi hơn,có tính chiến lược và bền vững. Bài viết nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong liên kết vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và đề xuất một số giải pháp then chốt nhằm thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong liên kết Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có hiệu quả hơn.
4 Một vài gợi suy về liên kết phát triển khoa học và công nghệ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung / Lê Kim Phương // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 09-11 .- 330
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Đây là vùng kinh tế có vị trí đặc biệt quan trọng cả về an ninh - quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của khu vực miền Trung - Tây Nguyên mà còn của cả nước, với sự chủ đạo là kinh tế biển gắn với công nghiệp và dịch vụ, du lịch.
5 Công tác quy hoạch nhìn từ thực tiễn quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm miền trung / Nguyễn Thế Anh Tuấn, Đào Hoàng Yến // .- 2022 .- Số 148 .- Tr. 24-29 .- 330
Giới thiệu vùng kinh tế trọng điểm miền trung, thực trạng công tác quy hoạch tại vùng và địa phương. Đề xuất kiến nghị nhằm xây dựng công tác quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm miền trung đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển.
6 Tác động từ vốn đầu tư đến dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung / Phạm Ngọc Ánh, Trịnh Thị Thuý Hồng // .- 2022 .- Số 775 .- Tr. 66-70 .- 332.1
Bài viết phân tích thực trạng dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tác động của vốn đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng, qua đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh té của vùng trong thời gian tới
7 Hoàn thiện thể chế thúc đẩy liên kết vùng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam / Đỗ Phú Trần Tình, Nguyễn Văn Nên // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 523 .- Tr. 03-18 .- 330
Bài viết đánh giá thể chế liên kết tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam dựa trên ba trụ cột: hệ thống pháp luật, chính sách điều chỉnh; bộ máy thực thi các hệ thống pháp luật, chính sách; cơ chế, cách thức thực thi. Nghiên cứu cũng đã đề xuất các giải pháp và phương án để hoàn thiện thể chế liên kết vùng tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đây chính là cơ sở nền tảng để thúc đẩy liên kết vùng nhằm nâng cao năng lực của Vùng trong thời gian tới.
8 Tác động của phát triển công nghiệp đến các vấn đề xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam / Vũ Cảnh Lâm, Tô Hiến Thà, Trịnh Xuân Việt // .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 136-140 .- 330
Trong những năm qua, với vai trò là vùng kinh tế động lực của toàn miền Bắc Việt Nam, công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, tác động tích cực đến giải quyết các vấn đề xã hội trong vùng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển công nghiệp ở vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn còn nhiều hạn chế xét về khía cạnh bền vững về xã hội. Bài viết làm rõ thực trạng tác động của phát triển công nghiệp đến các vấn đề xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và khuyến nghị giải pháp cho những năm tới.
9 Tăng cường liên kết vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài / Trần Thị Phương Mai // .- 2020 .- Số 725 .- Tr. 30 – 33 .- 330
Đề xuất các giải pháp để tăng cường liên kết vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời gian tới. Thông qua số liệu điều tra và phân tích các nhân tố tác động ảnh hưởng đến liên kết vùng trong thu hút FDI, bài viết sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để đánh giá tình hình liên kết vùng trong thu hút vốn FDI vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
10 Hoàn thiện thể chế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Bài học từ các nước trên thế giới / Đỗ Phú Trần Tình, Nguyễn Văn Nên // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 36-40 .- 658
Phân tích kinh nghiệm xây dựng liên kết vùng ở các quốc gia tiêu biểu (Trung Quốc, Hàn Quốc và Đức), từ đó rút ra bài học cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách cho Vùng. Theo đó, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cần chú ý đến các vấn đề sau khi hoàn thiện thể chế liên kết vùng, gồm: (i) xây quy hoạch tổng thể phát triển Vùng gắn liền với những đặc thù của từng địa phương; (ii) thiết lập cơ chế chính sách và phân quyền tự chủ về tài chính, đầu tư cho vùng; (iii) tăng quyền chủ động cho các Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm; (iv) phát huy vai trò của đầu tàu, hạt nhân trong vùng.