CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hiệp định Thương mại tự do

  • Duyệt theo:
1 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái cây sang thị trường Châu Âu / Nhan Cẩm Trí // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 120-124 .- 330

Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu trái cây vào thị trường châu Âu (EU) của doanh nghiệp Việt Nam. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng trái cây vào thị trường đầy tiềm năng này trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam hội nhập mạnh mẽ, mở rộng thương mại qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).

2 Tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đến xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Hàn Quốc / Nguyễn Thị Hương Lan, Hoàng Thanh Trúc // .- 2024 .- K1 - Số 263 - Tháng 5 .- Tr. 79-82 .- 658

Bài viết đánh giá tác động của VKFTA đến xuất khẩu hàng may mặc qua 3 tiêu chí: kim ngạch, xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và thị phần xuất khẩu tại thị trường Hà Quốc. VKFTA mang lại nhiều cơ hội cho xuất khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam, song cũng đặt ra không ít thách thức cần các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc phải vượt qua.

3 Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Israel (VIFTA): Tiềm năng và triển vọng / Đinh Công Hoàng // .- 2023 .- Số 08 (216) - Tháng 8 .- Tr. 41 - 49 .- 327

Việt Nam và Israel đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ tháng 7 năm 1993, đến tháng 12 năm 1993, Israel chính thức mở Đại sứ quán tại Hà Nội. Từ đó, quan hệ giữa Việt Nam và Israel liên tục có sự phát triển vượt bậc, cả về chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng. Năm 2009, Việt Nam đã chính thức mở Đại sứ quán tại Tel Aviv, đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới. Giữa Việt Nam và Israel, có tiềm năng lớn để thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư hai chiều. Kinh tế Israel liên kết chặt chẽ với các quốc gia và khu vực phát triển hàng đầu như Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu, đặc biệt tại lĩnh vực công nghệ cao như phần mềm, dược phẩm, mạch tích hợp, chế tạo và quốc phòng. Hợp tác với Israel giúp Việt Nam tăng khả năng đổi mới sáng tạo, tiếp cận công nghệ hàng đầu, và nâng cao kim ngạch xuất khẩu trong các ngành mạnh của mình. Israel cũng có thể tận dụng nguồn cung hàng hóa và lao động có chi phí thấp thông qua hợp tác với Việt Nam, đồng thời Việt Nam có thể mở của thị trường rộng lớn ở Đông Nam Á và Châu Á thông qua mối liên kết này. Hiệp định thương mại tự do mới giữa hai quốc gia (VIFTA) hứa hẹn mang lại lợi ích lớn và mở ra cánh cửa phát triển mới cho cả hai bên.

4 Một số vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp khi thực hiện các FTA thế hệ mới / Mai Lan Hương // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 7-9 .- 658

Hơn 35 năm Đổi mới và phát triển, Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. Đến nay, Việt Nam đã tham gia và ký kết 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó nổi bật là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và UKVFTA. Việc thực thi các FTA thế hệ mới này trong thời gian qua đã giúp Việt Nam và các doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng, tăng trưởng và phát triển sau đại dịch Covid -19. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có những thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp khi thực thi các FTA thế hệ mới này.

5 Giải pháp thúc đẩy thương mại trong bối cảnh thực thi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) / Nguyễn Xuân Hào // .- 2023 .- Số 645 - Tháng 10 .- Tr. 87 – 89 .- 658

Bài báo đã tập trung phân tích những nội dung quan trọng nhất của hiệp định, thực trạng thương mại Việt Nam - Vương Quốc Anh. Trên cơ sở phân đó, bài báo đề xuất những giải pháp quan trọng giúp Chính phủ cũng như cộng đồng doanh nghiệp có thể tận dụng tốt hơn những lợi thế mà UKVFTA trong thời gian tới.

6 Hiệp định EVFTA và cơ hội thúc đẩy thương mại điện tử Việt Nam / Lê Thị Hoài // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 121-123 .- 658

Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) được ký kết, tạo động lực cho phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Thương mại điện tử trở thành xu hướng phát triển tất yếu, cần được các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy mở rộng hoạt động xuất khẩu và tận dụng tối đa cơ hội từ EVFTA mang lại, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU thông qua kênh thương mại điện tử.

7 Người đặt “luật chơi” hau người “chơi” theo luật mới? Nhìn từ thỏa thuận lao động trong các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam / Hoàng Thị Minh Hằng // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 03 (151) .- Tr. 63 – 76 .- 340

Bên cạnh những tương đồng về thời gian và mục đích, cam kết lao động của Việt Nam có những khác biệt cơ bản về vị trí, quy định nội dung và quy định hình thức. Nói cách khác, Việt Nam không có một mô hình nhất quán về lao động trong FTA. Bài viết kết thúc bằng việc gợi ý mô hình hiệu quả, khả thi và phù hợp với Việt Nam.

8 Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Liên bang Nga trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU có hiệu lực / Nguyễn Hồng Trang // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 235 .- Tr. 80-82 .- 330

Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) đã ký Hiệp định thương mại tự do vào năm 2015 và Hiệp định có hiệu lực từ tháng 10/2016. Hiệp định đã mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Liên Bang Nga. Bài viết phân tích thực trạng và chỉ ra những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Liên bang Nga, từ đó để xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này trong thời gian tới.

9 Tác động của UKVFTA đến xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường vương quốc Anh / Ngô Thị Tuyết Mai, Đỗ Thị Trang // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 305 .- Tr. 62-71 .- 658

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) đến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Vương quốc Anh (Anh). Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp phân tích định lượng thông qua phương pháp SMART với nguồn dữ liệu từ Ngân hàng thế giới (WB) và kịch bản thuế quan nhập khẩu cắt giảm về 0% khi Hiệp định có hiệu lực. Kết quả phân tích cho thấy, có sự gia tăng của xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Anh. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Anh trong thời gian tới.

10 Khả năng hình thành hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Hoa Kỳ / Nguyễn Phương Linh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 790 .- Tr. 53 - 56 .- 658

Những thay đổi trong định hướng hợp tác kinh tế của Hoa Kỳ với các nước trong thời gian tới sẽ tác động tới Việt Nam thông qua các kênh thương mại và đầu tư. Việc nghiên cứu về các đề xuất chính sách để phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ sang một trạng thái mới với quy mô lớn hơn, lợi ích nhiều hơn, tương xứng với quy mô kinh tế và thương mại, đầu tư gia tăng của quan hệ song phương trong đó có khả năng hình thành hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là cần thiết.