CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tiếng Trung
1 Đối chiếu cấu trúc thành ngữ có yếu tố chỉ thời tiết trong tiếng Trung và tiếng Việt / Phạm Thị Thúy Hồng, Mã Triết Lệ // .- 2024 .- Số 2 (400) .- Tr. 46-59 .- 495.1
Trình bày khái niệm, đặc trưng của thành ngữ và một số phương pháp phân loại. Phân tích về thành ngữ đối xứng có yếu tố chỉ thời tiết trong tiếng Trung và tiếng Việt. Nghiên cứu Thành ngữ phi đối xứng có yếu tố chỉ thời tiết trong tiếng Trung và tiếng Việt.
2 Những lỗi sai trong quá trình học dịch của sinh viên khoa Ngôn ngữ Trung Quốc, Trường Ngoại ngữ - Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội / Nguyễn Thu Trà, Nguyễn Thị Lê // .- 2023 .- Số 5 (391) .- Tr. 36-45 .- 495.1
Bài nghiên cứu này miêu tả, phân tích những lỗi sai trong quá trình học phiên dịch từ đó có những giải pháp hợp lí trong đào tạo dịch của khoa Ngôn ngữ Trung Quốc nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phiên dịch đáp ứng nhu cầu xã hội.
3 Từ 白 (Bạch) với tư cách là thành tố cấu tạo từ ngữ và sự phát triển ngữ nghĩa của nó trong tiếng Trung / Nguyễn Thị Huyền Giang, Nguyễn Thị Bích Hạnh // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 2(388) .- Tr. 48-58 .- 495.9271
Bài viết đi sâu vào nghiên cứu từ 白 (bạch) với tư cách là thành tố cấu tạo từ ngữ và sự phát triển ngữ nghĩa của chúng trong quá trình sử dụng. Với chức năng là tính từ chỉ màu sắc, từ này có năng lực tạo từ mới cao và mang nhiều nghĩa phong phú.
4 Ẩn dụ cấu trúc tình cảm trong tiếng Trung / Nguyễn Thu Trà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 1(375) .- Tr. 35-45 .- 400
Nghiên cứu một loại ẩn dụ trong tiếng Trung đó là các ẩn dụ biểu thị tình cảm để góp phần giải quyết những vấn đề lí thuyết và thực tiễn giảng dạy ngôn ngữ đặt ra.
5 Sử dụng mô hình Blended Learning trong giảng dạy tiếng Trung cho sinh viên không chuyên / Ngô Thị Khánh Chi // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 7(239) .- Tr. 75-83 .- 400
Nghiên cứu mô hình Blended leaning cũng như thực tế học tập tiếng Trung của sinh viên không chuyên tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, từ dó đưa ra quy trình cấu trúc bài giảng ứng dụng Blended learning và thuwch nghiệm sư phạm trong giảng dạy tiếng Trung cho sinh viên.
6 Đề xuất đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành biên – phiên dịch, ngành ngôn ngữ Trung Quốc / Võ Trung Định // .- 2021 .- Tập 5 số 2 .- Tr. 149-161 .- 495.1
Nghiên cứu điều tra phản hồi của người học chuyên ngành biên – phiên dịch về mức độ phù hợp của phương pháp dạy học đối với từng học phần, từ đó đề xuất điều chỉnh đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, phù hợp với định hướng nghề nghiệp thời kỳ mới. Kết quả nghiên cứu đã làm cơ sở cho nhiều kiến nghị đối với cơ sở đào tạo cũng như giảng viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành biên – phiên dịch tiếng Trung Quốc.
7 Những khó khăn học sinh Việt Nam thường gặp phải khi phát âm ba nhóm phụ âm đầu tắc xát và xát trong tiếng Hán / Kiều Thị Vân Anh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- số 7(314) .- Tr. 106-109 .- 400
Phân tích sự khác biệt giữa ngữ âm ba nhóm phụ âm đầu tắc xát và phương pháp dạy phát âm đối với học sinh của từng vùng miền. Việc này có giá trị lí luận cũng như giá trị thực tiễn trong việc dạy tiếng Hán tại Việt Nam.
8 Một số đặc điểm về hình thức – cấu trúc của thành ngữ tiếng Hán có thành tố là con số / Giang Thị Tám // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 2(308) .- Tr. 68-73 .- 495.1
Tập trung khảo sát ở bình diện hình thức – cấu trúc của các thành ngữ có thành tố là con số trong tiếng Hán hiện đại, như: Số lượng, sự tham gia của các con số trong thành ngữ và sự kết hợp giữa chúng.
9 Khảo sát lỗi sử dụng từ li hợp tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam / Lưu Hớn Vũ // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 2(308) .- Tr. 63-67 .- 495.1
Khảo sát lỗi sử dụng từ li hợp có cấu trúc “động + tân” tiếng Trung Quốc trên cơ sở kho ngữ liệu ngôn ngữ trung gian tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam (phiên bản 2018) do chúng tôi tự xây dựng (quy mô khoảng 906.000 chữ). Từ đó, phân tích nguyên nhân và đưa ra một số kiến nghị.
10 Phân tích lỗi dùng từ gần nghĩa tiếng Trung của sinh viên khoa ngữ văn Trung Quốc, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh / Trương Gia Quyền, Hoàng Tố Nguyên, Nguyễn Thị Thu Hằng, Huỳnh Nguyễn Quỳnh Trang // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 8(301) .- Tr. 45-50 .- 400
Nghiên cứu dựa trên khảo sát và phân tích các nhóm từ gần nghĩa mà sinh viên thường mắc lỗi sai trong quá trình học tiếng Trung, phân tích nguyên nhân dẫn đến những lỗi sai đó, tổng kết lại những cách phân biệt từ gần nghĩa đồng thời đưa ra phương pháp giảng dạy hiệu quả.