CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thương mại--Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Tham gia RCEP-cơ hội thực thi biện pháp phòng vệ thương mại hiệu quả hơn đối với Việt Nam / Hoàng Thị Phương Lan // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 217 .- Tr. 13-17 .- 330

Tổng quan về RCEP và quan hệ của Việt Nam với RCEP; Quy định và thực thi phòng vệ thương mại của trong khuôn khổ các nước thành viên RCEP; Cơ hội cạnh tranh bình đẳng cho hàng hoá Việt Nam; Một số khuyến nghị.

2 Chất lượng dịch vụ tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại nước ngoài / Cao Minh Trí, Nguyễn Khánh // .- 2018 .- Số 58 (1) .- Tr. 68-83 .- 658

Đánh giá chất lượng dịch vụ tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại nước ngoài của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam) thông qua sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng của doanh nghiệp và mức độ thực hiện dịch vụ.

3 Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và khả năng tác động đến công nghiệp, thương mại Việt Nam / Nguyễn Thị Xuân Thuý // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 255 tháng 09 .- Tr. 2-10 .- 382.076

Quan hệ thương mại Mỹ - Trung trở nên căng thẳng từ khi Mỹ quyết định lập ra hàng rào thuế quan 25% đối với hàng hóa xuất xứ Trung Quốc. Để xem xét tác động của cuộc chiến đến ngành công thương Việt Nam, bài viết này rà soát các danh mục hàng hóa phải chịu thuế 25% của mỗi nước và đối chiếu với cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy, trong ngắn hạn, ngành công thương Việt Nam sẽ không chịu tác động trực tiếp từ hàng rào thuế quan, nhưng trong trung và dài hạn, xu hướng dịch chuyển đầu tư China+ của các nhà đầu tư nước ngoài và sự thay đổi giá trị của đồng tiền mỗi nước sẽ có cả tác động tích cực và tiêu cực đến công nghiệp và thương mại Việt Nam. Trong bối cảnh này, những gì Việt Nam cần làm là thuận lợi hóa thương mại, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, và theo dõi sát sao diễn biến của cuộc chiến để có giải pháp ứng phó kịp thời.

4 Thương mại nội ngành hàng nông sản: nghiên cứu trường hợp Việt Nam và Tổ chức Thương mại thế giới / Huỳnh Thị Thu Sương // Nghiên cứu kinh tế .- 2017 .- Số 474 tháng 11 .- Tr. 70-78 .- 658

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành giữa Việt Nam với một số nước thành viên thuộc Tổ chức Thương mại thế giới giai đoạn 2007-2016 để có giải pháp hữu hiệu nhằm tiếp tục thúc đẩy thương mại ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và Tổ chức Thương mại thế giới .

5 Hiện tượng chệch hướng thương mại từ quy tắc xuất xứ ưu đãi chặt chẽ: tương lai của hàng dệt may ASEAN và Việt Nam trong bối cảnh hội nhập / Trần Thị Thuận Giang, Ngô Nguyễn Thảo Vy // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 4 (107) .- Tr. 19-27 .- 340

Kiến nghị ban hành quy định chi tiết trong khuôn khổ WTO về quy tắc xuất xứ ưu đãi và chệch hướng thương mại, cũng như học hỏi kinh nghiệm của Liên minh châu Âu về việc vận dụng quy tắc cộng gộp.

6 Thực trạng phát triển bền vững thương mại hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định / Vũ Thị Nữ // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 495 tháng 6 .- Tr.72-74 .- 658

Khái quát về phát triển bền vững thương mại hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định; một số đánh giá thực trạng phát triển bền vững thương mại hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định; Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững thương mại hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định.

7 Một số giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả biện pháp tự vệ thương mại tại Việt Nam / Nguyễn Thụy Phương // Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 491 tháng 4 .- Tr. 106-107,96 .- 343.05 597

Phân tích thực tiễn sử dụng biện pháp tự vệ thương mại tại Việt Nam và một số giải pháp tăng cường khả năng sử dụng hiệu quả biện pháp tự vệ thương mại

8 Các yếu tố tác động đến cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1977- 2015- Thực nghiệm từ mô hình VECM / Tô Trung Thành // Kinh tế & Phát triển .- 2016 .- Số 234 tháng 12 .- Tr. 21-30 .- 658

Bài viết nghiên cứu các yếu tố tác động đến cán cân thương mại Việt Nam trong giai đoạn 1997-2015 dựa trên ước lượng mô hình VECM (Mô hình hiệu chỉnh sai số vector) có ràng buộc. Kết quả cho thấy độ mở cửa càng lớn thì cán cân thương mại càng xấu đi. Giá trị ban đầu của tài sản nước ngoài ròng (NFA) cao sẽ khiến cán cân thương mại giảm xuống trong dài hạn. Hệ thống tài chính phát triển giúp cán cân thương mại được cải thiện trong khi thu nhập bình quân cao hơn có thể làm cán cân thương mại xấu đi. Tỷ giá thực hữu hiệu (REER) không có tương quan chặt chẽ với cán cân thương mại. Gia tăng FDI có thể làm tăng xu hướng nhập siêu tại Việt Nam. Tự do hóa tài chính được tìm thấy góp phần cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn.

9 Thương mại Việt Nam – Trung Quốc: những rủi ro phát triển / Phạm, Bích Ngọc // Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế .- 2014 .- Sô 10 (437) tháng 10 .- Tr. 68-76 .- 658

Bài viết mô tả thực trạng, chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của việc thâm hụt thương mại của Việt Nam – Trung Quốc, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cho tình trạng trên.

10 Nhận định thương mại Việt Nam với Trung Quốc / Hoàng Đức Thân // Tạp chí Kinh tế và phát triển .- 2014 .- Tr. 11-15 .- 337.1 597

Bài viết đánh giá tác động trong ngắn hạn và dài hạn khi giảm lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, đồng thời khuyến nghị 6 giải pháp ngắn hạn và 5 giải pháp dài hạn để giảm tác động tiêu cực trong xuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc.