CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thương mại--Quốc tế
31 Thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của tổ chức thương mại thế giới tại Việt Nam / Nguyễn Ngọc Hà // Nhà nước và pháp luật .- 2017 .- Số 4 (348) .- Tr. 50-58, 75 .- 340
Tập trung làm rõ một số vấn đề pháp lý mà Việt Nam sẽ gặp phải trong quá trình thực thi Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại (TFA) như: Cách thức thực thi TFA của Việt Nam; sự tương thích của pháp luật Việt Nam với các quy định của TFA; các cam kết nhóm A của Việt Nam và một số kiến nghị.
32 Rào cản trong thương mại quốc tế và giải pháp vượt qua cho các doanh nghiệp chế biến nông sản ở ĐBSCL / TS. Nguyễn Hồng Gấm // Khoa học & Công nghệ Việt Nam .- 2017 .- Số 3 .- Tr. 62 - 64 .- 382
Phân tích ảnh hưởng của rào cản thương mại đến hàng hóa xuất khẩu của BĐSCL và đưa ra một số biện pháp qua rào cản thương mại.
33 Một số vấn đề bất đồng về thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Trung Quốc trong những năm gần đây / Lê Thị Vân Nga // Châu Mỹ ngày nay .- 2017 .- Số 1 (226) .- Tr. 27 – 38 .- 382
Trình bày một số vấn đề bất đồng liên quan đến chính sách và thực thi chính sách của Trung Quốc, một số vấn đề liên quan đến chính sách của Mỹ và các biện pháp giải quyết và kết luận.
34 Vấn đề quản lý thực phẩm biến đổi gene qua vụ EC – công nghệ sinh học trong khuôn khổ WTO và những vấn đề có liên quan của Việt Nam / Nguyễn Thị Lan Hương // Khoa học Pháp lý .- 2016 .- Số 7 (101) .- Tr. 54-62 .- 340
Đánh giá một số khó khăn mà thành viên đang phát triển của WTO phải đối mặt liên quan đến việc thực thi Hiệp định Kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) nói chung cũng như các vấn đề xoay quanh thực phẩm biến đổi gene (GMO) nói riêng và liên hệ đến trường hợp của Việt Nam.
35 Trung Quốc tham gia với tư cách bên thứ ba vào cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Ngọc Hà // Nhà nước và pháp luật .- 2016 .- Số 11 (343) .- Tr. 69-76 .- 340
Phân tích một số vấn đề như sau 1) Đánh giá khái quát việc tham gia với tư cách bên thứ ba của Trung Quốc, 2) Những tác động của việc tham gia đó, 3) Rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam.
36 Thẩm quyền quyết định hiệu lực và luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế / Trần Thị Thu Phương // Luật học .- 2016 .- Số 10 (197) .- Tr. 32-42 .- 340
Phân tích thẩm quyền quyết định hiệu lực của thỏa thuận trọng tài và luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam, so sánh với pháp luật một số quốc gia khác trên thế giới.
37 Tiêu chuẩn nguồn nhân lực pháp luật tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư và thương mại quốc tế - kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Thị Anh Thơ, Nguyễn Quỳnh Trang // Luật học .- 2016 .- Số 9 (196) .- Tr. 57-74 .- 340
Nghiên cứu thực trạng các tiêu chuẩn theo pháp luật một số nước như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh… và đề xuất bộ tiêu chuẩn của nguồn nhân lực pháp luật tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư và thương mại quốc tế của Việt Nam đối với các đối tượng: thẩm phán, luật sư, trọng tài, chuyên viên pháp chế và giảng viên.
38 Định hướng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thương mại của Việt Nam đến năm 2020 – Thực tiễn và đề xuất / Đặng Hoàng Linh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 5/2016 .- Tr. 59-66 .- 327
Trình bày thực tế tiến trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thương mại của Việt Nam. Sự phát triển của thương mại quốc tế tại Việt Nam. Tác động của hội nhập thương mại quốc tế - Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Đề xuất giải pháp thúc đẩy tiến trình hội nhập thương mại quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới.
39 Kinh doanh tài trợ thương mại quốc tế: Xu hướng mới của các ngân hàng thương mại / ThS. Phạm Huyền Trang // Tài chính .- 2016 .- Số 626 tháng 2 .- Tr. 59-64. .- 658
Bài viết tập trung phân tích tổng quan về tài trợ thương mại và thực tiễn triển khai dịch vụ này tại Việt Nam, từ đó đề ra các giải pháp nhằm giúp các ngân hàng thương mại VN đẩy mạnh phát triển kinh doanh tài trợ thương mại quốc tế hiệu quả.
40 Về lợi thế so sánh của nền kinh tế Việt Nam trong phát triển thương mại quốc tế / ThS. Trần Tuệ Anh // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2015 .- Số 441/2015 .- Tr. 54-56 .- 330
Đề cập đến lợi thế so sánh cơ sở hình thành lợi thế so sánh đối với các nước đang phát triển cũng như nhận diện lợi thế thương mại mà Việt Nam đang nắm giữ để tạo nên cơ sở thương mại quốc tế vững chắc nhất.