CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế--Phát triển
1 Lượng hóa gánh nặng kinh tế của bệnh tật do môi trường sản xuất thay đổi : trường hợp nghiên cứu ở tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng phương pháp chi phí bệnh tật (COI) / Trần Huỳnh Bảo Châu, Nguyễn Đức Kiên Nguyễn Hoàng Diễm My, Bùi Dũng Thể, Đặng Thị Anh Thư // .- 2022 .- Số 302 .- Tr. 53-61 .- 658
Nghiên cứu điều tra 260 nông hộ về tác động sức khỏe và gánh nặng kinh tế liên quan đến môi trường sản xuất nông nghiệp thay đổi ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Phương pháp chi phí bệnh tật (COI) được sử dụng để ước tính chi phí sức khỏe mà bệnh tật gây ra, gồm chi phí y tế trực tiếp và chi phí gián tiếp. Kết quả khảo sát cho thấy các vấn đề sức khỏe liên quan đều xuất hiện trong ngắn hạn, nhất là do tác động của nhiệt độ môi trường bất thường. Ở góc độ kinh tế, gánh nặng bệnh tật hằng năm ước tính là 1.133.619 đồng/người/năm. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy cho thấy nhiệt độ môi trường thay đổi là một trong những yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng xuất hiện các vấn đề sức khỏe của người dân. Ngoài ra, quy mô canh tác, tần suất tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật cũng là các nhân tố làm gia tăng các vấn đề sức khỏe.
2 Phát triển kinh tế ban đêm tại các thành phố của Việt Nam : một số đánh giá và kiến nghị / Đào Trung Hiếu // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 594 .- Tr. 04-06 .- 33.07
Bài viết phân tích thực trạng những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với các thành phố lớn của Việt Nam trong việc thu hút du khách hàng năm, đồng thời tác giả cũng đề xuất một số biện pháp nhằm giúp phát triển nền kinh tế ban đêm tại Việt Nam trong giai đoạn tới
3 Hiến kế giải pháp căn cơ phục hồi kinh tế trong năm 2022 / Hoàng Anh // .- 2021 .- Số 395 .- Tr. 46-49 .- 330
Tại tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế - xã hội được tổ chức lần đầu tiên trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV diễn ra mới đây. Các đại biểu tập trung thảo luận, đề xuất nhiều giải pháp trọng tâm trước mắt và lâu dài để phục hồi kinh tế - xã hội trong và sau đại dịch Covid-19. Trong đó nhấn mạnh đến giải pháp xây dựng khung chương trình tổng thế phục hồi kinh tế trong và sau dịch.
4 Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế phát triển / Nguyễn Đức Trung, Lữ Hữu Chí, Trần Việt Dũng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 756 .- Tr. 16 - 19 .- 330
Khảo sát về nỗ lực trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà Nước, nhất là về các chính sách hỗ trợ nền kinh tế, chống đỡ đại dịch Covid 19, nhóm tác giả đề xuất một vài khuyến nghị đối với công tác này trong thời gian tới.
5 Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng: Thực trạng và kiến nghị sửa đổi / Cao Thanh Sơn // .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 48-56 .- 330
Thu hồi đất để phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là một trong những giải pháp lớn tạo động lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội thông qua các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu đô thị mới; các dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn, cụm công nghiệp... Các trường hợp thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế được quy định từ Luật Đất đai năm 2003, hoàn thiện theo Luật Đất đai năm 2013. Những quy định này là cơ sở pháp lý quan trọng cho quá trình hoàn thiện pháp luật theo hướng phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế thị trường, việc tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Nhà nước nhằm tạo quỹ “đất sạch” phục vụ cho các dự án đầu tư, cũng như khuyên khích nhà đầu tư tạo quỹ đất thông qua việc tự thỏa thuận với người bị thu hồi đất đã bảo đảm ngày càng tốt hơn lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất. Tuy nhiên, quá trình thu hồi đất để phát triển kinh tế đến nay đã bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc, như nhiều doanh nghiệp không có năng lực tài chính, lợi dụng quy định này để “chạy dự án”, đầu cơ “giữ đất”, làm phát sinh những “dự án treo” ở nhiều nơi, gây lãng phí tài nguyên đất. Vì vậy, cần phải hoàn thiện các quy định pháp luật chưa bảo đảm mục đích phát triển kinh tế - xã hội.
6 Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản lạnh bằng công nghệ Hyokan đến chất lượng quả cam / Đoàn Thị Bắc, Lê Tất Khương, Kouichi Omura, Lê Thị Minh Hằng, Đào Văn Minh, Tạ Thu Hằng // .- 2018 .- Số 12(Tập 60) .- Tr.40-44 .- 330
Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản lạnh bằng công nghệ Hyokan đến chất lượng quả cam/ Đoàn Thị Bắc, Lê Tất Khương, Kouichi Omura, Lê Thị Minh Hằng, Đào Văn Minh, Tạ Thu Hằng// Tạp chí khoa học công nghệ Việt Nam B .- 2018 .- Số 12 (Tập 60) .- Tr.40-44. Nội dung: Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện bảo quản lạnh bằng công nghệ Hyokan đến chất lượng và giảm tổn thất sau thu hoạch của quả cam được tiến hành trên thực nghiệm bảo quản quả cam Valencia 2 tại phòng thí nghiệm thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng. Quả cam được thu hoạch với độ chín vỏ quả 80%. Sau khi sơ chế được bảo quản bằng hai công thức (CT): (1) Đối chứng (ĐC) được bảo quản bằng tủ lạnh Sanky nhiệt độ 2-4 độ C; (2) Bảo quản lạnh bằng công nghệ Hyokan ở nhiệt độ 2 độ C, điện thế 3.500 V. Qua 4 tháng, quả cam được bảo quản bằng tủ lạnh thường có sự suy giảm chất lượng nhanh, đặc biệt là sự suy giảm khối lượng và chất lượng quả cam. Qủa cam được bảo quản bằng công nghệ Hyokan hạn chế hao hụt khối lượng, giữ độ tươi, hương vị, màu sắc vỏ quả và chất lượng dinh dưỡng tốt. Vì vậy, công nghệ Hyokan được coi là công nghệ mới đầy triển vọng trong việc bảo quản lâu dài quả cam.
7 Tác động của kiều hối từ xuất khẩu lao động đến kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 1998 – 2015 / Nguyễn Thùy Linh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2018 .- Số 5 (218) .- Tr. 43-51 .- 330
Tìm hiểu tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn 1998 – 2015 và những tác động của nguồn kiều hối do xuất khẩu lao động mang lại đối với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.
8 Hoàn thiện chính sách chế biến sâu nông sản : nghiên cứu điển hình với các ngành hàng lúa gạo, cao su và cá tra / Trần Đình Thao, Nguyễn Phượng Lê, Đỗ Thị Diệp // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 248 tháng 2 .- Tr. 62-71 .- 330
Chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng của nông sản là một chiến lược ưu tiên trong thực hiện tái cơ cấu nền nông nghiệp. Nghiên cứu điển hình ở các ngành hàng lúa gạo, cao su và cá tra cho thấy Chính phủ đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản như đất đai, tín dụng, đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ và xúc tiến thương mại. Nhờ tác động tích cực của các chính sách này, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của nước ta đã tăng đáng kể. Tuy nhiên, các chính sách trên chưa đủ mạnh để thúc đẩy chế biến nông sản, cụ thể là: (i) Chưa khuyến khích trực tiếp chế biến sâu nông sản; (ii) Nội dung khuyến khích chế biến nông sản còn chung chung; (iii) Chưa có sự thống nhất giữa chủ trương và giải pháp, chưa cân đối giữa mục tiêu và nguồn lực thực hiện. Do vậy, để thúc đẩy chế biến sâu nông sản, có cơ chế hỗ trợ đặc thù đối với người sản xuất.
9 Chính sách thúc đẩy chức năng kinh tế gia đình của Nhật Bản / TS. Nguyễn Chiến Thắng, TS. Vũ Hoàng Linh // .- 2017 .- Số 2 (192) .- Tr. 10-29 .- 330
Giới thiệu một số chính sách của Nhật Bản hướng tới việc thúc đẩy các chức năng kinh tế của hộ gia đình. Gắn với chức năng sản xuất, Nhật Bản đã có những chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp nói chung và hộ gia đình nông nghiệp nói riêng như hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy tích tụ ruộng đất, vai trò hỗ trợ của hợp tác xã…Tác động đến chức năng tiêu dùng có chính sách thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân và tăng cường sự tham gia của lao động nữ…
10 Một số giải pháp cho việc phát huy vị thế dẫn đầu của thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển công nghiệp hỗ trợ / Lê Thị Minh Thy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 489 tháng 3 .- Tr. 99-101 .- 330.597
Giới thiệu vài nét về thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh hiện nay và vài gợi ý về giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh để xứng đáng vai trò dẫn đầu trong vùng kinh tế trọng điểm phái Nam và cả nước.