Hoàn thiện chính sách chế biến sâu nông sản : nghiên cứu điển hình với các ngành hàng lúa gạo, cao su và cá tra
Tác giả: Trần Đình Thao, Nguyễn Phượng Lê, Đỗ Thị DiệpTóm tắt:
Chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng của nông sản là một chiến lược ưu tiên trong thực hiện tái cơ cấu nền nông nghiệp. Nghiên cứu điển hình ở các ngành hàng lúa gạo, cao su và cá tra cho thấy Chính phủ đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản như đất đai, tín dụng, đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ và xúc tiến thương mại. Nhờ tác động tích cực của các chính sách này, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của nước ta đã tăng đáng kể. Tuy nhiên, các chính sách trên chưa đủ mạnh để thúc đẩy chế biến nông sản, cụ thể là: (i) Chưa khuyến khích trực tiếp chế biến sâu nông sản; (ii) Nội dung khuyến khích chế biến nông sản còn chung chung; (iii) Chưa có sự thống nhất giữa chủ trương và giải pháp, chưa cân đối giữa mục tiêu và nguồn lực thực hiện. Do vậy, để thúc đẩy chế biến sâu nông sản, có cơ chế hỗ trợ đặc thù đối với người sản xuất.
- Lượng hóa gánh nặng kinh tế của bệnh tật do môi trường sản xuất thay đổi : trường hợp nghiên cứu ở tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng phương pháp chi phí bệnh tật (COI)
- Phát triển kinh tế ban đêm tại các thành phố của Việt Nam : một số đánh giá và kiến nghị
- Hiến kế giải pháp căn cơ phục hồi kinh tế trong năm 2022
- Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế phát triển
- Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng: Thực trạng và kiến nghị sửa đổi