CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế--Thủy sản
1 Mô hình giá kỳ vọng của nông hộ nuôi tôm ở Cà Mau / Lê Thị Bảo Ngọc // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 08 .- Tr. 85-95 .- 330. 594 97
ghiên cứu xây dựng mô hình giá kỳ vọng của nông hộ nuôi tôm sú. Số liệu trong nghiên cứu được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp 97 nông hộ tại tỉnh Cà Mau.
2 Hiệu quả sử dụng đầu vào trong nuôi trồng thủy sản: Trường hợp nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Tỉnh Phú Yên / Lê Kim Long, Lê Văn Tháp // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 261 .- Tr. 72-80 .- 330
Bài báo này trình bày tóm lược nền tảng lý thuyết kinh tế về hiệu quả sử dụng các đầu vào trong sản xuất theo khái niệm hiệu quả Pareto-Koopmans và áp dụng mô hình phân tích bao dữ liệu (DEA) hai giai đoạn để ước lượng các chỉ số này cho các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Phú Yên trong năm sản xuất 2014. Kết quả cho thấy hiệu quả sử dụng các đầu vào là: thức ăn (89%), lao động (82%), con giống (81%), năng lượng (77%) và thuốc, kháng sinh và hóa chất (69%). Đây là bằng chứng thực nghiệm cho thấy việc sử dụng thuốc, hóa chất và kháng sinh là đáng báo động trong nghề nuôi tôm thẻ thâm canh. Để nghề nuôi tôm ở Phú Yên phát triển bền vững cần: (i) tăng cường khuyến cáo và hướng dẫn kỹ thuật nuôi sử dụng thuốc, hóa chất và kháng sinh đúng cách; (ii) xây dựng hệ thống xả và xử lý thải tập trung. Bên cạnh đó, Phú Yên nên khuyến cáo các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng nên nuôi với mật độ thấp. Các chính sách để phát triển nghề nuôi tôm thâm canh theo hướng doanh nghiệp hóa cần được khuyến khích.
3 Giải pháp mở rộng nguồn vốn xã hội của hộ nuôi tôm vùng đồng bằng sông Cửu Long / Dương Thế Duy // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 481 tháng 06 .- Tr. 75-85 .- 330. 594 97
Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy logistic để phân tích vốn xã hội và các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận thị trường của 182 hộ nuôi tôm trên địa bàn của 3 tỉnh: Cad mau, Bến Tre và Trà Vinh. Kết quả cho thấy mạng lưới xã hội chính thức ( hội khuyến ngư) và mạng lưới xã hội phi chính thức (ban quản lý khu nuôi, đại lý các cấp, đồng nghiệp - bạn bè và tuổi, kinh nghiệm...) đều có tác động đến khả năng tiếp cận thị trường. Dựa vào kết quả, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp mở rộng nguồn vốn xã hội nhằm góp phần giúp hộ nuôi tôm khả năng tiếp cận thị trường.
4 Hiệu quả kỹ thuật trong khai thác thủy sản: Trường hợp nghề câu xa bờ tại Tỉnh Khánh Hòa / Lê Kim Long, Nguyễn Đăng Đức // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 254 tháng 08 .- Tr. 31-39 .- 330
Chính phủ Việt Nam đã và đang giành nhiều hỗ trợ, như hỗ trợ dầu và tín dụng đóng mới/ hoán cải tàu công suất lớn, để phát triển các nghề cá xa bờ. Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận DEA (Data Envelopment Analysis) để tính toán hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency - TE) theo định hướng đầu vào của nghề câu xa bờ của tỉnh Khánh Hòa trong năm sản xuất 2015-2016. Kết quả cho thấy bình quân các đầu vào của sản xuất của nghề cá (công suất máy, dầu, số ngày lao động trên biển) hiện đang lãng phí ở mức 12,2%. Hoạt động của nghề câu xa bờ Khánh Hòa cho thấy yếu tố quy mô tàu đang có ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả kỹ thuật. Hơn nữa, trình độ ngư dân là tương đối thấp. Để hướng đến một nghề cá xa bờ hiện đại và bền vững, các chính sách hỗ trợ hiện tại cần được rà soát lại thận trọng và đồng thời, các chính sách khuyến khích hợp tác trong sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, điều tra về nguồn lợi và tiếp cận tín dụng chính thức cho chi phí vận hành sản xuất của nghề cá xa bờ cũng cần được chú trọng.
5 Nghiên cứu các nguồn nhân lực cải thiện sinh kế cho ngư dân ven biển Bắc Trung Bộ / Nguyễn Thị Minh Phượng // .- 2017 .- Số 1(464) tháng 1 .- Tr. 67-76 .- 330. 594 97
Bài viết chỉ ra rằng, công tác quản lý nhà nước, việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách phát triển khai thác hải sản, hỗ trợ ngư dân trong thời gian qua còn nhiều bất cập. Để cải thiện sinh kế cho ngư dân, cần thiết phái thực hiện đồng bộ các giải pháp, giảm thiểu tác động ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường dễ bị tổn thương ...
6 Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ ngư dân khai thác thủy sản thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình / Hoàng Hồng Hiệp // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 235 tháng 01 .- Tr. 88-95 .- 330. 594 97
Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ ngư dân khai thác thủy sản thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình và đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao thu nhập cộng đồng ngư dân thành phố trong thời gian tới.