Hiệu quả sử dụng đầu vào trong nuôi trồng thủy sản: Trường hợp nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Tỉnh Phú Yên
Tác giả: Lê Kim Long, Lê Văn ThápTóm tắt:
Bài báo này trình bày tóm lược nền tảng lý thuyết kinh tế về hiệu quả sử dụng các đầu vào trong sản xuất theo khái niệm hiệu quả Pareto-Koopmans và áp dụng mô hình phân tích bao dữ liệu (DEA) hai giai đoạn để ước lượng các chỉ số này cho các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Phú Yên trong năm sản xuất 2014. Kết quả cho thấy hiệu quả sử dụng các đầu vào là: thức ăn (89%), lao động (82%), con giống (81%), năng lượng (77%) và thuốc, kháng sinh và hóa chất (69%). Đây là bằng chứng thực nghiệm cho thấy việc sử dụng thuốc, hóa chất và kháng sinh là đáng báo động trong nghề nuôi tôm thẻ thâm canh. Để nghề nuôi tôm ở Phú Yên phát triển bền vững cần: (i) tăng cường khuyến cáo và hướng dẫn kỹ thuật nuôi sử dụng thuốc, hóa chất và kháng sinh đúng cách; (ii) xây dựng hệ thống xả và xử lý thải tập trung. Bên cạnh đó, Phú Yên nên khuyến cáo các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng nên nuôi với mật độ thấp. Các chính sách để phát triển nghề nuôi tôm thâm canh theo hướng doanh nghiệp hóa cần được khuyến khích.
- Mô hình giá kỳ vọng của nông hộ nuôi tôm ở Cà Mau
- Giải pháp mở rộng nguồn vốn xã hội của hộ nuôi tôm vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Hiệu quả kỹ thuật trong khai thác thủy sản: Trường hợp nghề câu xa bờ tại Tỉnh Khánh Hòa
- Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ ngư dân khai thác thủy sản thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
- Nghiên cứu các nguồn nhân lực cải thiện sinh kế cho ngư dân ven biển Bắc Trung Bộ