CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Sức mạnh mềm
1 Kiến tạo sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc thông qua kênh ngoại giao văn hóa giai đoạn 2012-2022 / Nghiêm Thúy Hằng, Trần Thị Ngọc Anh // .- 2024 .- Số 1 (269) - Tháng 1 .- Tr. 66-74 .- 327
Nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng, phương pháp truyền bá sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc thông qua kênh ngoại giao văn hóa giai đoạn 2012-2022, từ đó đưa ra đánh giá nhận diện về những điểm mới trong quá trình gia tăng ảnh hưởng mềm của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới.
2 Sức mạnh mềm của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện / Dương Văn Quảng // .- 2023 .- Quý 2+3 (133+134) .- Tr. 29 - 46 .- 327
Sức mạnh mềm, theo Joseph Nye, là hành động của một quốc gia không mang tính trấn áp nhưng vẫn có khả năng tạo ra ảnh hưởng đối với những quyết định chính trị hệ trọng của các quốc gia khác. Ba nguồn chính tạo nên sức mạnh mềm là văn hóa, các giá trị chính trị, và các chính sách công, kể cả chính sách đối nội và chính sách đối ngoại. Văn hóa luôn là nhân tố quan trọng nhất tạo nên sức mạnh mềm của các quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng. Sức mạnh mềm của Việt nam hiện nay bao gồm hệ giá trị văn hóa, vị trí địa - chiến lược, đường lối đối ngoại, và vị thế của Việt Nam.
3 Phát huy sức mạnh mềm Việt Nam trong công tác đối ngoại, góp phần triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại đại hội đảng lần thứ XIII / Nguyễn Hải Lưu, Nguyễn Hùng Sơn // .- 2023 .- Quý 2+3 (133+134) .- Tr. 177 - 198 .- 327
Phát huy sức mạnh mềm là một nội hàm quan trọng làm nên thành công của đối ngoại Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và sự nghiệp Đổi mới gần 40 năm qua. Thực hiện chủ trương “phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của đất nước kết hợp với sức mạnh của thời đại” của Đại hội Đảng lần thứ XIII, công tác đối ngoại, đặc biệt là đối ngoại đa phương, đã tận dụng hiệu quả việc phát huy sức mạnh mềm Việt Nam, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển và nâng cao vị thế, uy tín đất nước. Để tiếp tục triển khai thắng lợi mục tiêu của Đại hội Đảng lần thứ XIII, Việt Nam cần tiếp tục phát huy vai trò của sức mạnh mềm, đặc biệt là trong công tác đối ngoại, để nâng cao hơn nữa thế và lực đất nước, hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đến năm 2045.
4 Sức mạnh mềm văn hóa của Iran / Trần Thùy Phương // .- 2023 .- Số 07 (215) - Tháng 7 .- Tr. 3 - 10 .- 327
Theo nghiên cứu của Joseph Samuel Nye, sức mạnh mềm bao gồm ba nội dung cơ bản là văn hóa của quốc gia, tư tưởng chính trị và chính sách đối nội, chính sách ngoại giao và giá trị mà chính sách đó muốn truyền tải. Xác định rõ tầm quan trọng của sức mạnh mềm trong bối cảnh chính trị và hợp tác quốc tế có nhiều biến đổi, Quốc gia Hồi giáo Iran đã có nhiều điều chỉnh trong chính sách đối ngoại, theo hướng tiếp cận ngoại giao văn hóa linh hoạt hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chính sách ngoại giao văn hóa của Iran dưới sự điều hành của Lãnh tụ tối cao đã đa dạng hơn, mục tiêu chính là truyền bá thông điệp của Cách mạng Hồi giáo ra thế giới. Chính phủ Iran định hình rõ bốn chủ thể đảm nhận nhiệm vụ ngoại giao văn hóa, trong đó nhấn mạnh vào Tổ chức Văn hóa và Hợp tác Hồi giáo ICRO. Trong giai đoạn 1979-2000, ngoại giao văn hóa của Iran có nhiều bước tiến vượt bậc, song gần đây có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên, triển vọng trong thời gian tới vẫn sáng. Chính phủ Iran sẽ nỗ lực nhằm gia tăng sức mạnh văn hóa để nâng cao vị thế khu vực và toàn cầu.
5 Sức mạnh mềm Trung Quốc trong bối cảnh mới: Triển vọng và thách thức / Lưu Thu Hương // .- 2023 .- Số 11 (267) - Tháng 11 .- Tr. 46-60 .- 327
Phân tích triển vọng và những thách thức trong phát triển sức mạnh mềm của Trung Quốc thông qua hai khía cạnh cơ bản: nguồn lực và chiến lược phát triển.
6 Sức mạnh mềm của Trung Quốc ở Trung Đông / Đỗ Thị Thu Phượng // .- 2023 .- Số 7 (263) - Tháng 7 .- Tr. 72-83 .- 327
Nghiên cứu về sức mạnh mềm của Trung Quốc ở Trung Đông. Sức mạnh mềm của Trung Quốc trong khu vực đang ngày càng được thể hiện rõ nét và chiến lược đổi mới kinh tế của Trung Quốc đang là mô hình để các nước trong khu vực Trung Đông tận dụng để phát triển nền kinh tế quốc gia.
7 Sức mạnh mềm của Trung Quốc nhìn từ ngoại giao Vắc-Xin / Nguyễn Thành Trung, Phan Thị Nhung // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 8(240) .- Tr. 28-41 .- 327
Phân tích và đánh giá hiệu quả của chính sách “ngoại giao vắc-xin” bằng cách chỉ ra những kết quả mà Trung Quốc đã đạt được trong việc tương tác và thu hút các nước khác nhằm xây dựng hình ảnh Quốc gia đáng tin cậy của mình.
8 Cạnh tranh sức mạnh mềm giữa các quốc gia đầu thế kỷ XXI / NCS. Trần Nguyễn Khang // Nghiên cứu Quốc tế .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 190-211 .- 327
Sức mạnh mềm sẽ được xem là một trong những sức mạnh gây ảnh hưởng lớn trong quan hệ quốc tế thế kỷ 21. Vậy trong cuộc cạnh tranh này, những quốc gia nào đang dẫn đầu? Những quốc gia nào đạng thụt lại? và những bài học nào cần rút ra cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam, trong việc xây dựng và triển khai sức mạnh mềm trong cuộc đua toàn cầu này. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích nhằm trả lời các câu hỏi trên.
9 Chiến lược quảng bá sức mạnh mềm của Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam / ThS. Ngô Phương Anh // Lý luận chính trị .- 2015 .- Số 9 .- Tr. 118 – 121 .- 330
Trình bày khái quát về chiến lược mềm của Nhật Bản và đưa ra những bài học kinh nghiệm tham khảo sức quý báu, hữu ích đối với Việt Nam trong quá trình phát triển.