CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kỹ thuật xây dựng--Chống động đất
31 Nghiên cứu sự làm việc của kết cấu có tầng cứng và nút liên kết tầng cứng – cột biên chịu tải trọng động đất / Nguyễn Hồng Hải, Nguyễn Hồng Hà // Khoa học Công nghệ Việt Nam .- 2016 .- Tập 8 (Số 9)/2016 .- Tr. 32 – 39 .- 624
Trình bày các vấn đề liên quan đến sự làm việc của nút liên kết cột – dầm cứng và thí nghiệm nút này chịu tải trọng ngang lặp đổi chiều được thực hiện tại Phòng Thí nghiệm động đất của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng. Một số nhận xét và kiến nghị rút ra từ kết quả thí nghiệm cũng được trình bày trong bài báo.
32 Ảnh hưởng của hình dạng tháp đến phản ứng của cầu dây văng chịu động đất / TS. Nguyễn Quốc Bảo, KS. Nguyễn Đức Phúc, KS. Trần Tiến Đạt // Cầu đường Việt Nam .- 2016 .- Số 9/2016 .- Tr. 24-27 .- 624
Phân tích ảnh hưởng của các hình dạng tháp cầu đến phản ứng của cầu dây văng dưới tác động của động đất. Một mô hình cầu dây văng với bốn dạng tháp khác nhau (tháp chữ A, tháp chữ A với chân thu hẹp, tháp chữ A và tháp chữ U) được sử dụng để phân tích.
33 Ảnh hưởng của khe nứt đến phản ứng của khung bê tông cốt thép chịu động đất / ThS. Võ Mạnh Tùng, PGS. TS. Nguyễn Lê Ninh // Khoa học Công nghệ Xây dựng .- 2016 .- Số 2/2016 .- Tr. 13-17 .- 624
Đề cập tới các kết quả nghiên cứu của một số tác giả về độ cứng của các cấu kiện bê tông cốt thép có xét đến khe nứt làm việc sau giới hạn đàn hồi và sự ảnh hưởng tới phản ứng động đất của kết cấu khung. Ví dụ tính toán thực hiện cũng cho thấy sự khác nhau trong phản ứng động đất của hệ kết cấu khung bê tông cốt thép khi thay đổi độ cứng các cấu kiện thành phần theo các tiêu chuẩn thiết kế khác nhau và một số vấn đề cần lưu ý khi thiết kế thực tế.
34 Phân tích khả năng giẩm chấn của hệ Particle Damper trong kết cấu chịu động đất / Huỳnh Đức Tú, Nguyễn Trọng Phước // Xây dựng .- 2016 .- Số 03/2016 .- Tr. 37-39 .- 624
Phân tích hiệu quả giảm chấn của hệ Particle Damper được gắn trong kết cấu khung chịu động đất. Hệ Particle Damper được cấu tạo bởi các viên bi sắt lắp trong bể chứa và các viên bi này chuyển động va đập và ma sát lẫn nhau khi có kích động bên ngoài.
35 Phân tích ứng xử động của kết cấu liền kề chịu động đất / ThS. Nguyễn Bá Toàn, Nguyễn Minh Tuấn Anh, Phạm Đình Trung, Lê Thanh Cường // Xây dựng .- 2016 .- Số 03/2016 .- Tr. 50-53 .- 624
Xây dựng chi tiết dạng phổ của lực va đập để làm rõ ảnh hưởng của các thông số đặc trưng của băng gia tốc nền động đất lên giá trị của lực va đập trong kết cấu liền kề. Phân tích lực va đập của hai kết cấu liền kề chịu tác động của các băng gia tốc lên lực va đập kết cấu.
36 Nghiên cứu ứng xử của cột bê tông cốt thép bọc polymer cốt sợi để tăng khả năng chịu tải trọng khi có động đất / Nguyễn Hữu Thắng, Trương Nam Sơn, Nguyễn Văn Chánh // Xây dựng .- 2016 .- Số 03/2016 .- Tr. 59-64 .- 624
Trình bày một nghiên cứu thực hiện bọc lớp sợi lên bề mặt để tăng cường độ và độ dẻo của cột bê tông cốt thép. Thí nghiệm động đất lên các cột tròn tương ứng với: cột thông thường, bọc sợi carbon, bọc sợi Polyethylene, và sử dụng kết hợp sợi CF + PET. Sợi PET có cường độ chịu nén và độ dẻo cao, nhưng mô đun đàn hồi rất thấp. Cường độ của các cột bọc CF hoặc PET tăng 121-143%, trong khi độ độ dẻo tăng 2.3/3.1 lần. Cột bọc PET có cường độ và độ dẻo cao hơn so với CF. Trong giai đoạn làm việc tới hạn, sợi không bị xơ đứt do PET có độ dẻo cao.
37 Thiết kế tối ưu kích thước gối ma sát một mặt trượt cho nhà nhiều tầng chịu động đất / PGS. TS. Hoàng Phương Hoa, ThS. Nguyễn Văn Nam, PGS. TS. Phạm Duy Hòa // Xây dựng .- 2016 .- Số 03/2016 .- Tr. 106-109 .- 624
Mô tả và nghiên cứu về con lắc ma sát một mặt trượt. Nguyên lý chuyển động, quan hệ giữa lực và chuyển vị ngang của gối SFP, kích thước tối ưu của gối đáp ứng với cường độ của trận động đất sẽ được trình bày. Thành phần lực ma sát trong gối được xác định theo mô hình Bouc-Wen. Mô hình kết cấu gắn gối SFP và phương trình chuyển động được thiết lập. Các đại lượng vật lý trong phương trình vi phân mô phỏng chuyển động được giải bằng phương pháp Runge-Kutta.
38 Phân tích độ tin cậy của khung thép phi tuyến chịu động đất dựa vào mô phỏng monte carlo và mô phỏng tập hợp con / Đặng Công Thuật, Trần Quang Hưng // Xây dựng .- 2016 .- Số 03/2016 .- Tr. 265-268 .- 624
Mô tả một kết cấu khung thép phi tuyến trong điều kiện sử dụng có các kích thích ngẫu nhiên và đánh giá của các đáp ứng của kết cấu bằng phương pháp phân tích lịch sử thời gian. Giới thiệu các phương pháp mô phỏng Monte Carlo và tập hợp con để đánh giá xác suất phá hủy. Trình bày kết quả tính toán, các kết luận dựa trên các kết quả của ví dụ số và thảo luận về hướng nghiên cứu tiếp theo của bài báo.
39 Thí nghiệm bàn rung nghiên cứu ứng xử của công trình ngầm dưới tác dụng của động đất / ThS. Lê Văn Tuân, GS. Zheng Yong-Lai // Khoa học Công nghệ Xây dựng .- 2016 .- Số 1/2016 .- Tr. 15-24 .- 624
Trình bày thí nghiệm bàn rung nghiên cứu ảnh hưởng của động đất tới kết cấu công trình ngầm.
40 Ứng xử của trụ bê tông cốt thép tiết diện hình chữ nhật dưới tác động của tải trọng động đất / TS. Trần Cao Thanh Ngọc // Xây dựng .- 2016 .- Số 02/2016 .- Tr. 57-59 .- 624
Trình bày kết quả thí nghiệm của hai mẫu trụ bê tông cốt thép tiết diện hình chữ nhật dưới tác động của tải trọng động đất. Hai mẫu trụ có thiết diện chữ nhật có hàm lượng cốt đai thấp được thí nghiệm dưới tác dụng của tải trọng ngang đến khi bị phá hủy hoàn toàn (không chịu được tải trọng đứng thiết kế ban đầu).