CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kỹ thuật xây dựng--Chống động đất
1 Ảnh hưởng của các dạng dao động cao lên ứng xử động của kết cấu nhà nhiều tầng chịu động đất / Nguyễn Duy Hạ, Phạm Đình Trung // Xây dựng .- 2022 .- Số 9 (652) .- Tr. 120-124 .- 624
Khảo sát ảnh hưởng của các dạng dao động cao lên ứng xử động của kết cấu nhà nhiều tầng chịu gia tốc nền của động đất là rất cần thiết, góp phần làm rõ ảnh hưởng của tải trọng ngang động tác dụng lên công trình nhà nhiều tầng.
2 Ảnh hưởng áp lực nước lỗ rỗng thặng dư của đất nền đến sức chịu tải dọc trục cực hạn của cọc có xét khả năng hóa lỏng khu vực Quy Nhơn, Bình Định / Hứa Thành Thân, Nguyễn Ngọc Phúc, Trần Thị Thanh, Nguyễn Văn Công // Xây dựng .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 82-87 .- 624
Tính toán áp lực nước lỗ rỗng thặng dư của đất nền có xét đến khả năng hóa lỏng do động đất theo phương pháp Boulanger. Từ đó, tính toán sức chịu tải dọc trục cực hạn của cọc theo các phương pháp có xét khả năng hóa lỏng cho các cấp động đất.
3 Hiệu chỉnh giản đồ gia tốc động đất đáp ứng theo tiêu chuẩn Việt Nam / TS. Nguyễn Xuân Đại, TS. Nguyễn Văn Tú // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 69-76 .- 690
Trình bày quy trình hiệu chỉnh giản đồ gia tốc động nhân tạo đất đáp ứng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9386:2012.
4 Hiệu quả của gối cách chấn DFP cho nhà cao tầng chịu động đất có xét đến thành phần kích động đứng / Hoàng Phương Hoa, Nguyễn Hoàng Quốc // Xây dựng .- 2019 .- Số 06 .- Tr. 172-176 .- 624
Phân tích ảnh hưởng của thành phần kích động đến phản ứng kết cấu. Những kết quả nghiên cứu sẽ được mô phỏng bằng việc phân tích động lực học một ngôi nhà 9 tầng bằng thép gắn gối DFP chịu động đất xét đến cả ba thành phần X, Y và thành phần đứng.
5 Xây dựng mô hình để nghiên cứu ảnh hưởng của động đất đến công trình ngầm bằng thí nghiệm bàn rung / TS. Trần Thu Hằng, PGS. TS. Nguyễn Hưu Hưng, TS. Nguyễn Xuân Tùng, PGS. TS. Nguyễn Xuân Huy, KS. Nguyễn Thành Tâm, TS. Nguyễn Châu Lân // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 08 .- Tr. 25-32 .- 624
Để nghiên cứu ảnh hưởng của động đất đến công trình ngầm, nhóm nghiên cứu lựa chọn phương pháp thực nghiệm bằng thí nghiệm bàn rung. Mô hình vật lý thu nhỏ của một công trình ngầm mặt cắt ngang tròn đặt trong địa tầng cát đen sông Hồng đồng nhất đã được thiết kế và xây dựng tại phòng thí nghiệm công trình của Trường Đại học Giao thông Vận tải. Kết quả thử nghiệm mô hình cho thấy mô hình làm việc ổn định, phù hợp để sử dụng cho thí nghiệm bàn rung đánh giá ảnh hưởng của động đất đến hệ kết cấu – địa tầng.
6 Phân tích sức chịu tải của cọc trong nền cát khu vực ven biển Bình Định có xét hóa lỏng do động đất / Hứa Thành Thân, Nguyễn Ngọc Phúc, Trần Thị Thanh // Xây dựng .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 161-165 .- 624
Tính toán khả năng kháng lỏng cho nền cát có xét đến ảnh hưởng tiềm năng hóa lỏng do động đất theo phương pháp Benouar. Từ đó, tính toán sức chịu tải của cọc theo các phương pháp có xét đến hóa lỏng cho các cấp động đất. Giá trị trung bình của sức chịu tải dọc trục của cọc thì phương pháp JRA cho giá trị lớn nhất và phương pháp Rollins cho giá trị nhỏ nhất. Giá trị chỉ số độ tin cậy trung bình Bg theo phương pháp Muhanthan phù hợp với đề nghị của phương pháp Barker cho các cấp động đất (M = 6.5 và M = 8.0).
7 Xác định nguyên nhân rung động công trình và đánh giá ảnh hưởng của nó đến sức khõe người sử dụng / PGS. TS. Nguyễn Võ Thông // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 30-35 .- 624
Dưới tác động của thiết bị bố trí trong công trình, các phương tiện giao thông, phươn tiện vận chuyển phục vụ sản xuất trongkhu vực nhà máy, gần với vị trị của công trình,...có thể làm cho công trình bị rung. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu, khảo sát đo rung, nhằm xác định nguyên nhân chính gây rung động cho sàn tầng 4 và đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khõe của người sử dụng.
8 Một số kết quả nổi bật trong nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết về phương pháp đường truyền lực thay thế chống sụp đổ lũy tiến / TS. Phạm Anh Tuấn // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2019 .- Số 01 .- Tr. 12-21 .- 624
Bài báo cung cấp một cái nhìn tổng quan về những nghiên cứu mới đối với các cơ chế chịu lực khả thi, bao gồm hiệu ứng Vierendeel (uốn của đầm), hiệu ứng vòm chịu nén, hiệu ứng màng chịu nén, hiệu ứng dây căng, hiệu ứng màng chịu kéo, trong việc chống lại sự sụp đổ lũy tiến của các kết cấu BTCT.
9 Phân tích ứng xử động lực học bể chứa chất lỏng chịu động đất có xét đến tương tác chất lỏng – kết cấu / Bùi Phạm Đức Tường, Phan Đức Huynh // Xây dựng .- 2019 .- Số 01 .- Tr. 18-24 .- 624
Trình bày đặc điểm của phương trình tương tác giữa chất lỏng và thành bể, tần số tự nhiên của bể chất lỏng khi xét tương tác và áp lực động của chất lỏng tác dụng lên thành bể khi bể chịu tải trọng động đất theo các tiêu chuẩn khác nhau. Sau đó bằng phương pháp số với sự hỗ trợ của phần mềm ANSYS đánh giá và so sánh các kết quả. Kết luận rút ra là thành bể mềm có kể đến tương tác rắn lỏng ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế bể chứa và không thể bỏ qua hiện tượng tương tác bằng cách xem bể tuyệt đối cứng khi thiết kế.
10 So sánh hiệu quả gia cường kháng nở hông của CFRP và GFRP đối với khung bê tông cốt thép chịu động đất / Phạm Quang Sơn, Cao Văn Vui // Xây dựng .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 19-25 .- 624
So sánh hiệu quả gia cường kháng nở hông bằng CFRP và GFRP đối với khung bê tông cốt thép chịu động đất với các cường độ khác nhau.