CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quan hệ hợp tác
41 Quan hệ hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2010 đến trước đại dịch Covid-19 / Trần Thị Thủy // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 7(239) .- Tr. 21-34 .- 910
Tập trung phân tích thực trạng về mặt chính sách, số lượng khách du lịch cũng như các đặc điểm trong quan hệ hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2010 đến trước khi dịch covid-19 bùng phát.
42 Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác giữa Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Attapeu (Lào) từ năm 1991 đến năm 2017 / Lê Thanh Hải // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 8(257) .- Tr. 63-72 .- 327
Tập trung phân tích, đánh giá những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến quan hệ hợp tác giữa tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và Attapeu (Lào) từ năm 1991 (khi Kon Tum được tách ra từ tỉnh Gia Lai – Kon Tum) đến năm 2017.
43 Quan hệ hợp tác kinh tế Hàn Quốc – Campuchia : thực trạng và triển vọng / Trương Quang Hoàn // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- số 4(242) .- Tr. 13-22 .- 327
Phân tích và đánh giá thực trạng quan hệ thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) giữa Hàn Quốc và Campuchia chủ yếu trong thập niên vừa qua. Trên cơ sở đó, bài viết nhận diện các vấn đề tồn tại và đánh giá triển vọng hợp tác kinh tế giữa hai nước những năm tới đây.
44 Quan hệ hữu nghị và hợp tác Quốc tế thời kỳ Covid – 19 / Lê Thị Thu Hạnh // Đối ngoại Đà Nẵng .- 2020 .- 31 .- Tr. 12-15 .- 327
Quá trình ký kết hợp tác đối ngoại, quan hệ hữu nghị trong nước và ngoài nước của thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ Covid 19. Trao đổi, hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
45 Quan hệ hợp tác giữa liên minh Châu Phi và liên minh Châu Âu trong thời gian gần đây / Phạm Kim Huế // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2020 .- Số 9(181) .- Tr. 33-44 .- 327
Tìm hiểu, phân tích và đánh giá một số cơ chế hợp tác điển hình cũng như các lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa AU và EU như: hợp tác thương mại, hợp tác thương mại, hợp tác đầu tư, hợp tác phát triển và hợp tác an ninh trong 10 năm trở lại đây.
46 Việt Nam – Kuwait: 45 năm quan hệ hợp tác và hướng tới tương lai / Ngô Toàn Thắng, Kiều Thanh Nga // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2020 .- Số 12(184) .- Tr. 3-11 .- 327
Trình bày thực trạng quan hệ hợp tác Việt Nam – Kuwait. Phân tích một số triển vọng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Kuwait.
47 Quan hệ hợp tác an ninh – quốc phòng Việt Nam và Ấn Độ dưới thời Chính quyền Thủ tướng Modi / Trần Hoàng Long // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 8(93) .- Tr. 71-78 .- 327
Phân tích quan hệ an ninh – quốc phòng Việt Nam và Ấn Độ dưới thời Chính quyền Thủ tướng Modi trên các lĩnh vực: Hợp tác an ninh biển và an ninh mạng, viếng thăm cấp cao, mua bán vũ khí, tập trận chung …
48 Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với Cộng hòa Mozambique / Lê Quang Thắng // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2020 .- Số 4(176) .- Tr. 15-24 .- 327
Nghiên cứu về quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với Cộng hòa Mozambique. Mozambique là một quốc gia châu Phi tiêu biểu có mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với Việt Nam. Hai nước đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 25 tháng 6 năm 1975, Việt Nam đã mở đại sứ quán tại Mozambique vào năm 2009, tháng 8 năm 2011 Mozambique cũng mở đại sứ quán tại Hà Nội. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Cộng hòa Mozambique bắt đầu được khởi động từ khi hai nước ký hiệp định Thương mại từ năm 2003.
49 Mục tiêu và những kết quả ban đầu đối với Việt Nam khi thực hiện FTA với Liên minh Kinh tế Á - Âu / Nguyễn Thị Thơm, Lê Thị Hòa // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 4 (235) .- Tr. 87 - 96 .- 327
Phân tích những mục tiêu cơ bản và những kết quả ban đầu trong trao đổi thương mại khi thực hiện FTA giữa Việt Nam với các nước EAEU, đánh giá những thành công và hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng tốt hơn những cơ hội, khắc phục những tác động tiêu cực của hiệp định này trong những năm tiếp theo.
50 Sáng kiến “Liên minh vì Chủ nghĩa đa phương”: thực tiễn và triển vọng / Nguyễn Hải Lưu // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 4 (235) .- Tr. 3 - 13 .- 327
Khái lược quá trình ra đời và phát triển của Sáng kiến “Liên minh vì Chủ nghĩa đa phương” cùng những nội dung hợp tác chủ yếu, từ đó rút ra một số nhận xét và đánh giá về bản chất, nội hàm và triển vọng của Sáng kiến này trong thời gian tới.