CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ hợp tác

  • Duyệt theo:
31 Quan hệ song phương Ukraine – Việt Nam : tình hình và triển vọng / Shovkoplias Oleksii // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 2(257) .- Tr. 4-6 .- 327

Tổng kết các hoạt động hợp tác song phương giữa Ukraine – Việt Nam giai đoạn 2010-2019 trên tất cả các lĩnh vực và đề xuất một số gợi ý để phát triển mối quan hệ hai nước. Số liệu và dữ liệu trong bài cũng như quan điểm đánh giá, đề xuất giải pháp phát triển trong thời gian tới.

32 Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Bangladesh : Thực trạng và triển vọng / Huỳnh Thị Lệ My // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 7(116) .- Tr. 43-51 .- 327

Bài viết khắc họa những nét cơ bản về chính trị - kinh tế Bangladesh, và quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Bangladesh, trên cơ sở đó gợi mở những triển vọng phát triển quan hệ khi hai nước đang tiến tới kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao.

33 Tương tác với Trung Quốc: Thế lưỡng nan trong giáo dục Đại học / Philip G. Altbach, Hans De Wit // .- 2022 .- Số 107 .- Tr. 16- 19 .- 378

Mối quan hệ học thuật trung Quốc trở thành chủ đề gây tranh cãi trên toàn cầu. Quan hệ thương mại ngày càng khó khăn, vấn đề hợp tác chính trị căng thẳng ảnh hường nghiêm trọng. Vì vậy việc tương tác và cộng tác là mối quan tâm của tất cả mọi người đặc biệt là sinh viên.

34 Việt Nam – Israel thúc đẩy ký kết hiệp định thương mại tự do / Lê Quang Thắng, Trần Kim Bá // .- 2021 .- Số 12 (196) .- Tr. 51-52 .- 327.04

Trong bối cảnh kinh tế - chính trị thế giới ngày càng có những diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia chịu tác động kinh tế - xã hội do đại dịch Covid-19. Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, quan hệ đối tác chiến lược với các nền kinh tế lớn trên thế giới.Việt Nam ký kết nhiều hiệp định thương mại trong đó Israel la đối tác thứ 5 nhằm mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng kinh tế, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, nâng cao cạnh tranh thúc đẩy phát triển kinh tế.

35 Sự kiện nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước Châu Phi – Trung Đông 6 tháng đầu năm 2021 / Hồ Diệu Huyền // .- 2021 .- Số 06 (190) .- Tr. 49-56 .- 327.04

Một số vấn đề nổi bật trong giai đoạn này: tăng cường thể hiện tiếng nói, lập trường ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trên diễn đàn quốc tế, ngoại giao y tế, tăng cường thể hiện tiếng nói, lập trường ủng hộ, thương mại, giáo dục, đầu tư , quốc phòng, an ninh, … Trên cơ sở tổng hợp, phân tích tài liệu từ nhiều nguồn uy tín. Bài viết tập trung mô tả khái quát bức tranh toàn cảnh về một số vấn đề nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia Châu Phi – Trung Đông trong 6 tháng đầu năm 2021, từ đó đưa ra những định hướng phát triển, triển vọng hợp tác phù hợp với Việt Nam trong thời gian tới.

36 Quan hệ Việt Nam và Châu Phi trong xu hướng chuyển đổi kinh tế thế giới / Lê Phước Minh, Đỗ Đức Hiệp // .- 2021 .- Số 10 (194) .- Tr. 3-12 .- 327.04

Hợp tác kinh tế Việt Nam và Châu Phi đã không ngừng tăng trưởng hơn 20 năm qua. Tuy nhiên cách tiếp cận mới cần được thay đổi bởi vì những thành quả đạt được trong hợp tác đang ở dưới mức tiềm năng mong đợi theo đánh giá của hai bên. Trong những năm tới, một mặt Việt Nam và Châu Phi tiếp tục kế thừa truyền thống hợp tác tốt đẹp, mặt khác, dựa trên các bài học thất bại và thành công trong hợp tác toàn cầu, cần có những chính sách và cách tiếp cận hợp lý nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam và Châu Phi lên tầm cao mới.

37 Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước Trung Đông – Châu Phi : tiềm năng, thực trạng và triển vọng / Nguyễn Quang Khải // .- 2021 .- Số 10 (194) .- Tr. 13-18 .- 327

Việt Nam luôn tăng cường hợp tác đối ngoại với các khu vực Trung Đông và Châu Phi. Chính sách đối ngoại của Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác ở nhiều mặt, quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế, quan hệ đối ngoại. Bên cạnh những thuận lợi thì cũng có nhiều khó khăn hạn chế trong mối quan hệ giữa các nước Trung Đông Châu Phi. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để vượt qua những khó khăn thách thức đưa quan hệ hợp tác lên tầm cao mới vì lợi ích chung.

38 Quan hệ Nhật Bản – Mỹ trong bối cảnh an ninh Đông Á hiện nay / Nguyễn Hồng Quân // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- 07 (191) .- Tr. 11-23 .- 327.04

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc Mỹ sử dụng Nhật Bản bại trận làm căn cứ để đánh Liên Xô và Trung Quốc. Nhật Bản dựa vào Mỹ để phát triển kinh tế đất nước, mặt khác tranh thủ Mỹ để xây dựng tiềm lực mọi mặt , mở rộng vai trò khu vực. Sau chiến tranh lạnh, Nhật Bản từng bước khẳng định vai trò trong liên minh song phương với Mỹ, phát huy vai trò phòng vệ. Trong bối cảnh cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Nhật Bản tham gia cùng các nước khu vực nỗ lực bảo vệ trật tự dựa trên pháp luật quốc tế, đối phó với những nguy cơ bất ổn Đông Á.

39 Quan hệ hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2010 đến trước đại dịch Covid-19 / Trần Thị Thủy // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 7(239) .- Tr. 21-34 .- 910

Tập trung phân tích thực trạng về mặt chính sách, số lượng khách du lịch cũng như các đặc điểm trong quan hệ hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2010 đến trước khi dịch covid-19 bùng phát.

40 Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác giữa Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Attapeu (Lào) từ năm 1991 đến năm 2017 / Lê Thanh Hải // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 8(257) .- Tr. 63-72 .- 327

Tập trung phân tích, đánh giá những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến quan hệ hợp tác giữa tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và Attapeu (Lào) từ năm 1991 (khi Kon Tum được tách ra từ tỉnh Gia Lai – Kon Tum) đến năm 2017.