CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quan hệ hợp tác
1 Quan hệ Thái Lan - Ấn Độ giai đoạn 1947-2014 / Hà Lê Huyền, Nguyễn Thị Hồng Lam // .- 2024 .- Số 3 (288) .- Tr. 13-23 .- 327
Tập trung phân tích quan hệ Thái Lan - Ấn Độ từ năm 1947 đến năm 2014 trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh – quốc phòng, kinh tế và văn hóa – xã hội để có thể thấy được những thành tựu đã đạt dược trong giai đoạn này.
2 Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp tại Việt Nam: thực trạng và kiến nghị giải pháp / Nguyễn Minh Trang // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 72-74 .- 658
Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp là mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng, giữa nghiên ứng dụng. Trong nền kinh tế thị trường, trường đại học được xem như là một doanh nghiệp, “sản phẩmsinh viên phải được thị trường lao động chấp nhận chứ trường đại học không thể đào tạo theo những mình có. Tuy nhiên, trong những năm qua, sự phát triển các mô hình hợp tác giữa các TĐH và DN còn chế. Bài viết này sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và phát huy hiệu quả mối liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp.
3 Thực trạng và triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Bờ Biển Ngà / Phạm Thị Kim Huế, Nguyễn Thị Yến Ngọc // .- 2023 .- Số 05 (213) - Tháng 5 .- Tr. 24 - 32 .- 327
Bờ Biển Ngà – quốc gia Tây Phi và Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao được 48 năm ngay sau khi Việt Nam thống nhất đất nước vào năm 1975. Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước phát triển tốt đẹp là nền tảng để thúc đẩy quan hệ kinh tế. Hiện, Bờ Biển Ngà là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Phi sau Nam Phi, với kim ngạch thương mại song phương đạt 1,2 tỷ USD vào năm 2021. Tuy nhiên, xét về tiềm năng và nhu cầu của Việt Nam và Bờ Biển Ngà, thì vẫn còn nhiều dư địa hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, năng lượng, viễn thông, giáo dục và du lịch trong bối cảnh khủng hoảng lương thực và biến đổi khí hậu đang tác động nghiêm trọng đến Bờ Biển Ngà nói riêng và châu Phi nói chung. Do vậy việc thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Bờ Biển Ngà sẽ mở ra nhiều triển vọng cho cả hai nước, giúp Bờ Biển Ngà bảo đảm an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững, đồng thời cũng là cơ hội để Việt Nam nâng cao tiềm lực kinh tế tại Tây Phi và châu Phi. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Bờ Biển Ngà và quan hệ hợp tác với Việt Nam, nghiên cứu này khái quát những đặt trung về Bờ Biển Ngà, đánh giá quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Bờ Biển Ngà trong thời gian qua để từ đó phân tích dự báo triển vọng quan hệ song phương trong thời gian tới.
4 Quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia trong tương quan với Trung Quốc / Phạm Sỹ An // .- 2024 .- Số 2 (287) .- Tr. 30 - 36 .- 327
Bài viết phân tích mối quan hệ giữa 3 nước Đông Dương là Việt Nam, Lào, Campuchia trong mối quan hệ tương quan với Trung Quốc. Bài viết gồm 3 phần: phần thứ nhất khái quát lý thuyết của Easley, D. và Kleinberg, J. (2010) về mối quan hệ giữa các nước và minh hoạ điều kiện cho thấy đó là mối quan hệ ổn định hay bất ổn định; phần thứ hai phân tích mối quan hệ giữa Việt Nam – Lào – Campuchia trong mối liên hệ với Trung Quốc qua các số liệu; và cuối cùng là phần kết luận với một số gợi mở định hướng nhằm thiết lập quan hệ giữa các nước có chung đường biên giới với Việt Nam.
5 Quan hệ hợp tác giữa thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) và thành phố Móng Cái (Việt Nam) / Nguyễn Phương Liên // .- 2023 .- Số 11 (267) - Tháng 11 .- Tr. 37-45 .- 327
Trình bày vai trò của thành phố Móng Cái và Đông Hưng. Phân tích thực trạng quan hệ giữa thành phố Đông Hưng và thành phố Móng Cái trên một số lĩnh vực. Đánh giá thuận lợi và khó khăn.
6 Triển vọng hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Brazil / Trần Minh Nguyệt, Ngô Thị Lan Anh // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 16-18 .- 327
Sau gần 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (từ 1989 đến nay), quan hệ Việt Nam – Brazil đã có những bước tiến lớn, ngày càng được củng cố, đi vào chiều sâu, ổn định, phát triển bền vững trên nhiều lĩnh vựcđặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Brazil phát triển ngày càng mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, với kim ngạch thương mại năm 2022 đạt mức kỷ 6,78 tỷ USDtăng 6,6% so với năm 2021 và tăng gấp 3 lần trong một thập kỷ qua. Bài viết phân tích thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Brazil và chỉ ra các cơ hội và thách thức trong quan hệ hợp tác thương mại đầu tư giữa hai nước.
7 Chào mừng Hội nghị Thượng đỉnh CEO APEC 2023 : khả năng hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ về du lịch trước biến đổi khí hậu / Bùi Thị Phương Lan // .- 2023 .- Số 22 (420) - Tháng 11 .- Tr. 46-48 .- 327
Bài nghiên cứu về mức độ du lịch gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu cũng như giải pháp mà khả thi nhất là sự hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mang lại. Điểm nhấn là những nỗ lực quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước cũng như cơ hội hợp tác với Mỹ để chuyển đổi các hoạt động du lịch theo hướng phát triển bền vững.
8 Tác động của chính sách hướng Nam mới của Đài Loan đến hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Đài Loan / Phan Thị Diễm Huyền // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 40-42 .- 327
Sau khi trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của vùng lãnh thổ Đài Loan (sau đây gọi tắt là Đài Loan), bà Thái Anh Văn và chính quyền của mình đã đưa ra chính sách hướng Nam mới, tập trung vào việc mở rộng phạm và lĩnh vực hướng Nam, làm sâu sắc thêm quan hệ với các nước Đông Nam Á và Nam Á, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở làm rõ những kết quả đạt được, bài viết chỉ ra những hạn chế và vấn đề đặt ra trong hợp tác phát triển Việt Nam - Đài Loan kể từ năm 2016 đến nay, từ đó đưa ra dự báo triển vọng cho hợp tác Việt.
9 Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Đài Loan: bối cảnh mới, thách thức và triển vọng / Võ Hải Thanh // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 43-45 .- 327
Việt Nam và Đài Loan là hai nền kinh tế năng động, đang vươn lên mạnh mẽ ở khu vực châu Á. Có thể thấy, nền kinh tế hai bên có nhiều đặc điểm tương đồng, mỗi nền kinh tế đều sở hữu những thế mạnh riêng chính vì vậy cả hai hoàn toàn có thể hợp tác để học hỏi, bổ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Bài viết tập trung một số nội dung như: Bối cảnh thiết lập quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Đài Loan; Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Đài Loan trên một số lĩnh vực tiềm năng; Bối cảnh mới tác động tới quan hệ hợp tác kinh Việt Nam - Đài Loan; Triển vọng và khuyến nghị.
10 Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản từ thập niên 1990 tới nay / Nguyễn Ngọc Phương Trang // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 46-48 .- 306
Ngày 21/9/1973, Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, khởi đầu cho một kỷ nguyên hợp tác phát triển có lợi cho cả 2 bên về nhiều mặt. Nhằm thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện, tháng 4-2009, hai nước chính thức nâng quan hệ lên tầm “Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Quan hệ hai nước bước sang giai đoạn phát triển mới toàn diện và tốt đẹp chưa từng có trên tất cả các lĩnh vực, như chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, giao lưu cấp địa phương, giao lưu nhân dân. Trải qua 50 năm, quan hệ ngoại giao hai nước ngày càng bền chặt và đạt nhiều thành tựu mới, nhất là trong lĩnh vực giao lưu văn hóa.