CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thương mại

  • Duyệt theo:
21 Thỏa thuận thương mại Nhật – Mỹ và tác động đối với khu vực Đông Nam Á / Đỗ Thị Ánh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 1(251) .- Tr. 32-40 .- 327

Phân tích và làm rõ về nội hàm của thỏa thuận thương mại Nhật – Mỹ, đồng thời chỉ ra những tác động chủ yếu của thỏa thuận này đối với khu vực Đông Nam Á.

22 Mở cánh cửa ra thế giới cho dầu mù u của Việt Nam / // .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 44-45 .- 610

Phân tích thành phần hóa học của dầu mù u, khẳng định được các công dụng chính của dầu là, làm ẩm da, mềm da, tái tạo tế bào mới, kháng khuẩn kháng viêm, giảm đau, làm lành vết thương, đặc biệt dầu mù u rất tốt cho việc phục hồi da sau chấn thương. Đây cũng là nguyên liệu mỹ phẩm đầu tiên tại Việt Nam đăng ký thành công Tiêu chuẩn COSMOS. Việc đầu tư một cách hoàn chỉnh từ nghiên cứu công nghệ sản xuất, tới đăng ký tiêu chuẩn quốc tế để rộng đường cho việc thương mại hóa và xuất khẩu sản phẩm như những gì nhóm nghiên cứu đang làm sẽ mang lại lợi ích đa chiều: tạo cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm dược liệu của Việt Nam, khuyến khích nghiên cứu và đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, gắn kết và mang lại lợi ích kinh tế cho các bên liên quan trong chuỗi giá trị của sản phẩm (nông dân, thương nhân, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp).

23 Tạo đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững / TS Nguyễn Ngọc Túy // .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 50-52 .- 340

Trình bày nghiên cứu, kế hoạch hành động được xây dựng với mục tiêu đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng và chuyển KH&CN vào sản xuất, đời sống; chủ động, tích cực ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo đột phá trong phát triển các ngành mũi nhọn có lợi thế. Việc lựa chọn và thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, giao quyền sở hữu, quyền sử dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước; triển khai việc công nhận kết quả nghiên cứu KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thương mại hóa các sản phẩm KH&CN tự nghiên cứu. Tham mưu đẩy mạnh hoạt động kết nối cung – cầu về công nghệ, các hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường KH&CN…

25 Quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong lĩnh vực thương mại và đầu tư vào thập niên đầu thế kỷ XXI / Nguyễn Tấn Bình, Hoàng Thị Minh Hoa // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 4(101) .- Tr. 1-10 .- 327

Tập trung tìm hiểu quan hệ thương mại và hợp tác đầu tư giữa Ấn Độ và Myanmar trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, qua đó giúp người đọc hiểu rõ hơn về quan hệ kinh tế nói riêng và quan hệ hai nước nói chung trong giai đoạn nghiên cứu nói trên.

26 Phát triển hợp tác xã ở khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa : kết nối thị trường tiêu thụ nông sản đại phương / Ngô Chí Thành // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 212 .- Tr. 54-58 .- 658

Phân tích thực trạng phát triển hợp tác xã ở khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp phát triển hợp tác xã theo hướng phát huy vai trò kết nối thị trường, hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương ở khu vực các huyện miền núi của tỉnh.

27 Lựa chọn giải pháp xử lý Ngân hàng Thương mại sau khi bị đưa vào trạng thái kiểm soát đặc biệt để ổn định Thị trường Tài chính Việt Nam / Trần Quốc Bảo // Khoa học Đại học Cửu Long .- 2021 .- Số 18 .- Tr. 39-50 .- 332.12

Phân tích và trao đổi những phương án xử lý ngân hàng yếu kém với mục tiêu đảm bảo sự an toàn của hệ thống và đảm bảo quyền lợi của cộng đồng xã hội, góp phần ổn định thị trường tài chính Việt Nam.

28 Giải pháp phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ / Phạm Thị Thu Hường, Phạm Thị Nga // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 68 - 80 .- 380.13

Bài viết nghiên cứu thực trạng, đánh giá tiềm năng phát triển thương mại của tỉnh Phú Thọ, đề xuất các giải pháp phát triển thương mại của tỉnh trong thời gian tới.

29 Giải pháp phát triển ngành thương mại trên địa bàn tĩnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế / Lê Hoằng Bá Huyền // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 202 .- Tr. 73-75 .- 658

Phân tích thực trạng phát triển ngành thương mại trên địa bàn tĩnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2010-2020, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển ngành thương mại trên địa bàn tĩnh Thanh Hóa theo hướng tăng cường hội nhập quốc tế.

30 Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội và thách thức và giải pháp đối với nền kinh tế Việt Nam / Phạm Vũ Tuân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 566 .- Tr. 7-12 .- 658

Theo IMF, căng thẳng thương mại là một trong những rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Hiện nay, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang là tâm điểm của căng thẳng thương mại toàn cầu, mặc dù một số nhà nghiên cứu cho rằng Việt Nam là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất trong cuộc chiến này, song trên thực tế, Việt Nam có thể trở thành quốc gia dễ bị tổn thương nhất do phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu.