CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tài chính xanh
21 Phát triển tài chính xanh dưới tác động của đại dịch Covid-19 / Lê Vũ Thanh Tâm // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 92-96 .- 658.15
Tài chính xanh góp phần quan trọng trong việc định hình lại nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Bài viết hệ thống hóa chiến lược phát triển tài chính xanh hậu COVID-19 của các quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học phát triển tài chính xanh với Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả nhóm nước phát triển và đang phát triển đều triển khai gói phục hồi, chương trình thúc đẩy tài chính xanh và tiếp cận nguồn vốn cho các lĩnh vực tăng trưởng xanh, chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, từ đó, một số bài học được rút ra với Việt Nam về thiết lập cơ chế hỗ trợ phát triển hệ thống tài chính xanh.
22 Vai trò của chính phủ trong triển khai tài chính xanh ở Việt Nam / Trần Trung Kiên // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 801 .- Tr. 8-10 .- 332
Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động sản xuất và tiêu dùng đã, đang ảnh hưởng nghiêm trọng đồ Vì vậy, tài chính xanh đang được xem là giải pháp khả thi, mang lại nhiều hiệu quả tại nhiều qu giới. Dù vậy, ứng dụng các giải pháp này ở Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn đầu và chưa được áp a với tác hại môi trường từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp và tốc độ đô quy mô và tác động của các giải pháp về tài chính xanh còn hạn chế và chưa phát triển đồng bộ đánh giá vai trò của Chính phủ trong việc triển khai các giải pháp về tài chính xanh tại Việt Nam đề xuất các khuyến nghị liên quan nhằm thúc đẩy việc ứng dụng các chính sách về tài chính xau quả và đồng bộ.
23 Hoàn thiện chính sách tài chính phát triển nền kinh tế xanh ở Việt Nam / Nguyễn Thế Anh, Đào Thị Hương // Tài chính .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 5-8 .- 332.024
Thời gian qua Việt Nam không chỉ tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định hơn mà chất lượng tăng trưởng đã dần cải thiện, có những chuyển biến tích cực, hướng tới nền kinh tế xanh. Tuy nhiên kinh tế xanh ở Việt Nam đối mặt nhiều thách thức như nhiều chiến lược quy hoạch, chương trình, đề án có liên quan còn trùng lắp, quá trình chuyển đổi chậm, công nghệ sản xuất lạc hậu, ô nhiễm môi trường chưa giải quyết. Từ nghiên cứu thực trạng chính sách tài chính hướng đến nền kinh tế xanh, bài viết đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách này trong thời gian tới.
24 Kiểm soát hành vi “Tẩy xanh” : giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính xanh / Nguyễn Hoài Nam, Lê Thị Phương, Hồ Thị Yến // Ngân hàng .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 55-59 .- 332.1
Trong các doanh nghiệp này, có những doanh nghiệp thực sự có những biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường, tuy nhiên, có những doanh nghiệp cố tình lừa dối khách hàng và các tổ chức có liên quan để xây dựng hình ảnh “xanh” cho doanh nghiệp. Hành vi này được gọi là “tẩy xanh” (greenwashing) thương hiệu. Nếu các tổ chức tài chính hỗ trợ cho các doanh nghiệp “tẩy xanh” sẽ dẫn đến rủi ro sử dụng vốn sai mục đích, từ đó làm giảm hiệu quả bảo vệ môi trường cũng như hiệu quả của việc hỗ trợ tài chính xanh. Việc nhận diện và kiểm soát các doanh nghiệp “tẩy xanh” là hết sức cần thiết, góp phần hạn chế tình trạng “tẩy xanh”, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các tổ chức tài chính. Bài viết làm rõ khái niệm “tẩy xanh”, từ đó phân tích thực trạng “tẩy xanh”, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế “tẩy xanh”, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính xanh.
25 Chính sách và tầm nhìn chiến lược về phát triển tài chính xanh / Lê Thị Thùy Vân // Tài chính .- 2023 .- Số 1+2 .- Tr.18-22 .- 332
Tài chính xanh là một trong những nội dung quan trọng và là công cụ để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Tài chính xanh cũng là một lựa chọn tất yếu trong quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng theo hưởng phát triển kinh tế xanh và tăng trưởng xanh, nhằm phát triển kinh tế xã hội theo chiến lược phát triển kinh tế.
26 Biến đổi khí hậu và vai trò của ngân hàng trung ương / Lê Vân Chi // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 1+2(610+611) .- Tr. 63-68 .- 332.04
Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích vai trò của ngân hàng trung ương trong việc huy động các nguồn lực tài chính xanh và giám sát các rủi ro liên quan tới khí hậu. Nghiên cứu cũng đề xuất một số công cụ chính sách mà các ngân hàng trung ương có thể sử dụng để thúc đẩy tài chính xanh. Những công cụ chính sách này bao gồm : yêu cầu về công bố thông tin, các quy định an toàn vĩ mô xanh, kiểm tra sức chịu đụng liên quan đến khí hậu, tỉ lệ dự trữ bắt buộc khác biệt xanh, định hướng thị trường. Thêm vào đó, vấn đề biến đổi khí hậu và những hành động thực hiện bởi ngân hàng Nhà nước Việt Nam
27 Nâng cao tính đồng bộ và phát triển thị trường tài chính xanh tại Việt Nam / Nguyễn Như Quỳnh // Môi trường .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 32-35 .- 332.1
Đánh giá thực trạng các thành phần của thị trường tài chính xanh tại Việt Nam. Qua đó, đề xuất một số giải pháp để nâng cao tính đồng bộ và phát triển chiều sâu cho toàn thị trường.
28 Phát triển trái phiếu xanh tại Việt Nam / Nguyễn Thị Nhung, Đỗ Thị Hoàng Anh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 19(604) .- Tr. 25-31 .- 332.1
Khái quát về trái phiếu xanh. Phát triển trái phiếu xanh tại các quốc gia. Thực trạng phát triển trái phiếu xanh tại Việt Nam. Giải pháp phát triển trái phiếu xanh tại Việt Nam.
29 Tài chính xanh : xu hướng phát triển bền vững cho các tổ chức tín dụng tại Việt Nam / Nguyễn Thành Nam // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 620 .- Tr. 13 - 15 .- 658
Tài chính xanh đã và đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong những năm gần đây, khi mà các doanh nghiệp ngày càng hướng đến sử dụng tài chính xanh để phòng ngừa các rủi ro đe dọa đến nền tảng bền vững của doanh nghiệp cũng như tạo nên điểm sang thu hút các nhà đầu tư. Trên cơ sở phân tích thực trạng tài chính xanh tại các tổ chức tín dụng Việt Nam, bài viết đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển tài chính xanh cho các tổ chức tín dụng tại Việt Nam trong thời gian tới.
30 Xu hướng phát triển trái phiếu xanh trên thế giới và tại Việt Nam / Nguyễn Thanh Thủy // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 780 .- Tr.30-33 .- 332.04
Bên cạnh các vấn đề được quan tâm như: tăng trưởng kinh tế, việc làm, xóa đói giảm nghèo, bất bình đẳng xã hội thì nhiều quốc gia hiện đang theo đuổi mục tiêu thúc đẩy thịnh vượng kinh tế bền vững, lâu dài, đặc biệt là môi trường, khí hậu và thiên nhiên. Trái phiếu xanh đang được coi là phương tiện huy động vốn hữu hiệu từ khu vực tư nhân cho các dự án có lợi ích về môi trường và xã hội. Việc phát hành trái phiếu xanh đang là xu hướng chung, là một kênh huy động vốn quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng bền vững.