CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Lên men
1 Xử lý phế phẩm khóm tắc cậu với rơm bằng phương pháp lên men và tái sử dụng làm thức ăn cho gia súc nhai lại / Nguyễn Thị Ngọc Trang // Khoa học Đại học Đồng Tháp .- 2023 .- Số 2 .- Tr.77-86 .- 660.634
Nghiên cứu xử lý phế phẩm khóm Tắc Cậu lên men với rơm làm thức ăn cho gia súc nhai lại và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thức ăn lên men cho gia súc nhai lại. Thí nghiệm bố trí 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại, các nghiệm thức gồm 30%, 45%, 60% và 75% với mỗi túi 2 kg sản phẩm; đánh giá cảm quan, pH và NH3 vào 0, 7, 14, 21 và 28 ngày. Thực hiện phỏng vấn hộ dân để phân tích yếu tố ảnh hưởng nhu cầu thức ăn lên men. Kết quả cho thấy sau 28 ngày, nghiệm thức 75% vỏ khóm ủ chua đạt mức chất lượng tốt với giá trị pH là 4,03 và NH3 là 166 (mg/kg vật chất khô). Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến được xây dựng nhằm xác định yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thức ăn lên men (P<0,05; R2 điều chỉnh là 0,767). Sự quan tâm đến nguồn gốc thức ăn của các hộ dân là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu thức ăn lên men (Beta = 0,468). Sản phẩm lên men từ phế phẩm khóm và rơm ở nghiệm thức 75% (NT75%) có thể tận dụng làm nguồn thức ăn cho gia súc nhai lại.
2 Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn Lactobacillus sinh gamma aminobutyric acid cao từ thực phẩm lên men truyền thống / Ngô Đại Hùng, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Nhật Hằng, Huỳnh Anh Tuấn, Võ Thị Kim Thư, Nguyễn Thanh Bình, Ngô Đại Nghiệp, Võ Thanh Sang // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 01 .- Tr. 20-25 .- 641.1
Gamma aminobutyric acid (GABA) được tổng hợp bởi vi sinh vật gồm vi khuẩn, nấm men và nấm. Vi khuẩn lactic trong các sản phẩm lên men chua truyền thống ở Việt Nam có vai trò quan trọng trong chế biến và bảo quản thực phẩm. Nghiên cứu này thực hiện phân lập các chủng vi khuẩn Lactobacillus có khả năng sinh GABA cao từ thực phẩm lên men truyền thống.
3 Sàng lọc và nghiên cứu khả năng sinh tổng hợp lignin peroxidase (LIP) từ nấm trên môi trường lên men lỏng / Vũ Đình Giáp, Đặng Thu Quỳnh, Đỗ Hữu Nghị // Công nghệ Sinh học .- 2021 .- Số 4(Tập 19) .- Tr. 771-778 .- 570
Phân tích sàng lọc và nghiên cứu khả năng sinh tổng hợp lignin peroxidase (LIP) từ nấm trên môi trường lên men lỏng. Nấm lớn được biết đến có khả năng sinh tổng hợp nhiều enzyme khác nhau như enzyme thủy phân ngoại bào và oxy hóa để tấn công hiệu quả các cấu trúc lignocellulose trong thành tế bào thực vật. Enzyme có khả năng oxy hóa các hợp chất có tiềm năng oxy hóa các hợp chất có tiềm năng oxy hóa khử cao khi có mặt H2O2 dẫn đến quá trình oxy hóa electron các hợp chất khác nhau bao gồm phenol, amin thơm. Thông qua phản ứng trùng hợp, các hợp chất có vòng phenol giảm khả năng phản ứng và độ hòa tan, do đó làm giảm độc tính. Vì vậy, LiP được ứng dụng để làm sạch nguồn chất thải có hàm lượng phenol cao và độc tố phenol halogen với thành phần chính là các hợp chất hydroxyl phenol.
5 Phân lập và tuyển chọn nấm men có khả năng lên men rượu vang thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyrthizus) / Phạm Thị Thu Thảo, Nguyễn Ngọc Anh Thư, Lê Thanh Duy, Nguyễn Ngọc Thạnh, Bùi Hoàng Đăng Long, Huỳnh Xuân Phong // .- 2019 .- Số 8(Tập 61) .- Tr.54-59 .- 570
Nghiên cứu được thực hiện với mục đích phân lập và tuyển chọn nấm men có hoạt tính lên men cao nhằm ứng dụng lên men rượu vang thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyrthizus). Kết quả nghiên cứu đã phân lập được 29 chủng nấm men từ 12 mẫu trái thanh long trồng tại các tỉnh/thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và Bến Tre. Dựa vào khóa phân loại nấm men (hình thái, sinh lý, sinh hóa) đã xác định được đặc điểm của các dòng nấm men được phân lập từ thanh long. Tuyển chọn được chủng nấm men BT2.1 được phân lập từ dịch quả thanh long ruột đỏ tại huyện Chợ Lách (Bến Tre) cho hàm lượng ethanol cao nhất (11,17% v/v) và đường sót thấp nhất (8,33 độ Brix). Rượu vang thanh long ruột đỏ lên men từ chủng nấm men BT2.1 với dịch quả được bổ sung đường saccharose ở 22 độ Brix, pH 4,5, mật số nấm men 10^6 tế bào/ml và lên men ở nhiệt độ phòng 7 ngày cho kết quả độ rượu đạt 12,15% v/v. Kết quả định danh chủng nấm men BT2.1 bằng phương pháp giải trình tự DNA đã xác định được BT2.1 tương đồng với Saccharomyces cerevisiae.
6 Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn axit lactic và vi khuẩn axit acetic tham gia vào quá trình lên men hạt ca ca / Võ Thị Thúy Huệ, Trần Thị Quỳnh Diệp, Nguyễn Minh Quang // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2018 .- Số 8 (Tập 60) .- Tr.55 – 59 .- 500
Phân lập và tuyển chọn một số chủng vi khuẩn axit lactic, vi khuẩn acetic tham gia vào quá trình lên men hạt ca cao tự nhiên để sản xuất chế phẩm vi khuẩn bổ sung vào quá trình lên men, giúp ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm ca cao sau lên men.
7 Lựa chọn điều kiện lên men cho sự sinh trưởng chủng Bacillus subtilis BSVN15 ứng dụng sản xuất chế phẩm Probiotic trong chăn nuôi / Phương Thị Hương, Vũ Văn Mạnh // Công nghệ Sinh học .- 2018 .- Số 1 (Tập 16) .- Tr.167 -172 .- 615
Nghiên cứu này nhằm lựa chọn điều kiện lên men cho sự sinh trưởng của Bacillus subtilis BSVN15 ứng dụng trong sản xuất probiotic cho chăn nuôi. Mật độ tế bào trong dịch nuôi cấy (CFU/mL) là thông số được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện lên men. Nghiên cứu được thực hiện trên môi trường cơ bản LB* ( trong đó peptone được thay thế cho tryptone).
8 Nghiên cứu điều kiện lên men sinh tổng hợp Mannitol bởi chủng Lactobacillus Fermentum HF08 / Đỗ Trọng Hưng, Lê Đức Mạnh, Nguyễn La Anh // Công nghệ Sinh học .- 2018 .- Số 1 (Tập 16) .- Tr.167 - 172 .- 615
Tiến hành nghiên cứu một số điều kiện thích hợp sinh tổng hợp mannitol bởi chủng Lactobacillus fermentum HF08. Hàm lượng mannitol đạt 93,1-93,2 g/l sau 48 giờ lên men trong môi trường SP bao gồm các thành phần (g/L): pepton 7,): glucose/fructose = 50/100; cao nấm men 2,0; K2HPO4 2,0; MgSO4.5H2O 0,2; MnSO4 0,01. Nhiệt độ lên men 35-37oC, pH lên men 5,0-5,5.